banner
Thứ 6, ngày 26/4/2024
THẤY GÌ QUA GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
6-1-2020
Phòng cháy chữa cháy là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, do vậy phải coi đây là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn bộ hệ thống chính trị, và của toàn dân, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và mỗi cá nhân. Nhận thức sâu sắc vấn đề, Đảng và nhà nước đã hết sức coi trọng vấn đề phòng cháy chữa cháy, và là một nội dung trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 47 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy, Quốc hội đã ban hành Luật phòng cháy chữa cháy, Chính phủ đã ban hành chương trình thực hiện Chỉ thị 47 của Ban bí thư, ban hành 8 nghị định cụ thể hóa Luật phòng cháy chữa cháy, các bộ ngành trung ương đã ban hành 20 thông tư, thông tư liên tịch, quyết định, quy chế phối hợp cụ thể hóa nghị định của Chính phủ, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy, công tác lãnh đạo ban hành khung pháp lý về phòng cháy chữa cháy kể cũng đã công phu, cùng với sự tổ chức chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp các ngành, các địa phương, sự nỗ lực tận tụy quên mình và đã có sự mất mát hy sinh của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công tác phong cháy chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Qua giám sát Quốc hội đã đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu này. Tuy nhiên tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, và có chiều hướng gia tăng, theo số liệu thống kê, và báo cáo hàng năm của các cơ quan chức năng thì năm 2014 xảy ra 2.357 vụ cháy, năm 2015 xảy ra 2.792 vụ cháy, so với năm 2014 số vụ cháy tăng 17,5%, thiệt hại về tài sản tăng 14,6%, năm 2017 xảy ra trên 4.100 vụ cháy, năm 2018 xảy ra trên 4.075 vụ, qua đó chúng ta thấy số vụ cháy tăng theo hàng năm, thiệt hại về người và tài sản khá lớn, qua giám sát cho thấy các vụ cháy nổ đã làm 346 người chết, 823 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 6.254,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng.
THẤY GÌ QUA GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Chúng ta biết rằng cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ trong thời gian nào khi có điều kiện phát sinh và nguyên nhân cháy, qua giám sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của cháy nổ là do sự bất cẩn của con người trong hoạt động sản xuât, kinh doanh và trong cuộc sống sinh hoạt, mà gốc rễ của sự bất cẩn đó là ý thức, nhận thức chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy chưa đầy đủ và sâu sắc, một hành vi đốt ong lấy mật, một hành vi vất tàn thuốc lá khi vào rừng, một hành vi đốt bì thực vật, một hành vi đốt hương thờ cúng ở các chợ dân sinh, một hành vi cẩu thả trong sử dụng điện vv… cũng đã dẫn đến những đám cháy nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tài sản, thậm chí là thiệt hại về con người. Bởi vậy nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy cho người dân là vấn đề quan trọng, một yếu tố có tính quyết định cho hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy, để nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy thì công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về cháy nổ, và chính sách pháp luật về phòng cháy chữa cháy có ý nghĩa quyết định, qua giám sát đã nhấn mạnh vấn đề này, ngoài các hình thức tuyên truyền đang được triển khai, thì đội ngũ tuyên truyền viên bằng miệng, và qua các phương tiện nghe nhìn rất có ý nghĩa, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy việc củng cố xây dựng đội ngũ này vững mạnh cũng được đặt ra.

 Đám cháy khi mới xảy ra thường là nhỏ, nếu phát hiện kịp thời và dập tắt ngay, thì sẽ không xảy ra hậu quả lớn, do vậy việc chủ động chuẩn bị lực lượng, và phương tiện tại chỗ ở cơ sở là hết sức có ý nghĩa. Luật phòng cháy chữa cháy quy định việc thành lập các đội dân phòng và các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, các đội này vừa phát hiện và dập tắt, hay báo cáo kịp thời để dập tắt đám cháy ngay từ ban đầu, vừa thường xuyên kiểm tra loại trừ các nguyên nhân cháy nổ, nhưng qua giám sát cho thấy, trên thực tế chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, cả nước mới có 42.462 đội dân phòng được thành lập đạt tỷ lệ 23% yêu cầu phải thành lập, và tỷ lệ đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được thành lập mới đạt 66%, và lực lượng này còn chưa mạnh về phương tiện và kỹ năng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, qua giám sát Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt quy định này của Luật phòng cháy chữa cháy./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Một số kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong năm 2019
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Icon Một số kết quả kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV và Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Năm của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Tư của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Ba của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Hai của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE