banner
Thứ 4, ngày 24/4/2024
HOÀN THIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY
5-3-2021
Dự thảo Luật phòng chống ma túy sửa đổi đã được thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu chỉnh lý, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 11 để thông qua. Dự thảo tiếp thu chỉnh lý đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu tối đa các ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp thứ 10, và đã khá hoàn chỉnh, để dự thảo được đầy đủ và hoàn thiện hơn, thiết nghĩ cần xem xét thêm một số vấn đề sau đây: Thứ nhất: Về các hành vi bị nghiêm cấm, tại khoản 4 điều 3 có quy định: ” Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi dục, cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ, hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy”, ở đây có bổ sung câu "hoặc bằng các thủ đoạn khác", câu này thường được sử dụng để quét khi chúng ta chưa dự liệu hết các hành vi, nhưng trong trường hợp này thì, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ, là hành vi đã được xác định rồi, bởi vậy không nên dùng câu này nữa, nếu sử dụng câu này thì nên đưa về sau hành vi hỗ trợ, để quét hết những hành vi mà ta chưa dự liệu hết trong tương lai. Thứ hai: Trách nhiệm phòng chống ma túy, tại chương II đã quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong phòng chống ma túy, trong đó có trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, tổ chức kinh tế quy định tại điều 7, nhưng điều luật này chưa có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng tôn giáo các cơ sở này không nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật giáo dục. Hiện tại nước ta là quốc gia có nhiều tôn giáo với 43 tổ chức tôn giáo được công nhận, hơn 26 triệu tín đồ, gần 56.000 chức sắc, trên 145.000 chức việc…
HOÀN THIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY

Trong những thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của trên 26 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm hơn 1/4 dân số cả nước với những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập. Cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương, 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo. Hiện có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài… Đây là một kênh quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước về phòng chống ma túy, bởi vậy nên bổ sung thêm trong luật về trách nhiệm của các tổ chức cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tôn giáo trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật về phòng chống ma túy và vận động, giáo dục tín đồ, người dân có đạo trong phòng chống ma túy, với bản chất là một tệ nạn xã hội. Thứ 3: trong quy định về trách nhiệm của cơ quan báo chí truyền thông tại điều 10 có biểu đạt: cơ quan báo chí truyền thông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống ma túy. Theo Luật báo chí tại điểm b, khoản 2 điều 4 thì chức năng nhiệm vụ của báo chí truyền thông là tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, như vậy thì cơ quan báo chí truyền thông trước hết là phải có trách nhiệm và chủ động tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật về ma túy, rồi mới phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong việc tuyên truyên phổ biến pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, quy định như dự thảo chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong Luật báo chí, bởi vậy nên quy định lại theo hướng cơ quan báo chí truyền thông có trách nhiệm truyên truyền và phối hợp với các cơ quan để tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về phòng chống ma túy, cũng như tác hại của ma túy. Thứ 4: Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là một biện pháp trong phòng chống ma túy, nhưng cần quản lý, theo dõi chặt chẽ mới đảm bảo hiệu quả, trong quá trình quản lý biện pháp này thì cấp xã là cấp trực tiếp và quan trọng, do vậy cần quy định trách nhiệm của Chủ tịch cấp xã trong quản lý biện pháp này, nhưng dự thảo lại chỉ quy định chủ thể này là cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện tại khoản 3 điều 30, còn trách nhiệm quản lý thì thuộc về cấp huyện (khoản 4 điều 30), cần bổ sung trách nhiệm quản lý cho Chủ tịch cấp xã. Thứ 5: Về trách nhiệm của gia đình, cơ quan tổ chức, cộng đồng trong quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy tại điều 25, ở đây điều luật bỏ sót một chủ thể quan trọng là cá nhân, thực tiễn cho thấy, bạn bè thân hữu có lúc còn sát hơn gia đình, cộng đồng, có khi chỉ có bạn thân thiết mới biết người sử dụng trái phép chất ma túy và có thể tác động để họ thôi sử dụng, bởi vậy đề nghị bổ sung thêm chủ thể là cá nhân trong điều luật này.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thứ 11 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động trong tháng 3 và 4/2021 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Một số kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum khóa XIV - Nhiệm kỳ 2016-2021
Icon Chương trình hoạt động từ đầu năm 2021 đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức gặp mặt tọa đàm Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946 - 06/01/2021)
Icon Một số kết quả hoạt động năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon BẢO HIỂM XÃ HỘI - MỘT TRỤ CỘT TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI
Icon VẤN ĐỀ LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV
Icon CÔNG TÁC THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE