banner
Thứ 4, ngày 24/4/2024
Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm nhiều vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước
26-5-2023
Sáng ngày 25/5/2023, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tham gia thảo luận tại tổ (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Kon Tum, Thanh Hóa, Tiền Giang) về các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa-kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trung ương năm 2023 của các chương trình mục tiêu quốc gia; Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm nhiều vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Đình Thanh phát biểu

Phát biểu tại buổi thảo luận tổ, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Đình Thanh đề nghị Chính phủ cần quan tâm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội. Trên cơ sở đó, xem xét đề xuất tăng nguồn vốn vay Chương trình giải quyết việc làm để đáp ứng với nhu cầu thực tế của người dân; bổ sung, mở rộng đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 116/2018/NĐ-CP) và cho phép kéo dài thời gian thực hiện chính sách này đến hết năm 2024.  

Đối với việc thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”, đại biểu đề nghị cần có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng trong thời gian chuyển tiếp của chính sách; đồng thời, khẩn trương thực hiện, hoàn thành việc "đánh giá, rà soát những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong thời gian thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg để có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng sinh sống tại các xã khu vực II, III được chuyển lên khu vực I"; " đánh giá, đề xuất giải pháp, lộ trình hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế do việc điều chỉnh danh sách các xã, thôn khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".

Đại biểu Trần Thị Thu Phước, Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu

Về thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát tiển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây nguyên dến năm 2030, tầm nhìn đến năn 2045, đại biểu Thanh đề nghị Chính phủ sớm quan tâm chỉ đạo, rà soát và có các cơ chế, chính sách cụ thể để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại và là lực cản rất lớn đối với việc phát triển của các tỉnh Tây nguyên như: vấn đề sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, vấn đề chồng lấn đất sản xuất nông nghiệp của người dân với diện tích đất giao cho nông, lâm trường và các ban quản lý rừng quản lý; sớm ban hành các chính sách phù hợp về phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu; có cơ chế, chính sách về phân cấp, ủy quyền trong quản lý đất đai, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng để thực hiện các dự án; đầu tư hoàn thiện đoạn còn lại của tuyến Quốc lộ 24 nối tỉnh Kon Tum với tỉnh Quãng Ngãi (đoạn còn lại khoảng 62,2 km).

 Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương và các bộ, ngành Trung ương rà soát những công trình gây lãng phí, qua đó xem xét mức độ đến đâu để có giải pháp xử lý... và bổ sung việc phát triển liên kết vùng nhằm phát huy ưu thế của từng vùng.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo việc kết nối dữ liệu về dân cư giữa Bộ Công an và các Bộ, ngành Trung ương; chỉ đạo ngành Công an và các Bộ, ngành nghiên cứu có những quy định phù hợp và mang lại hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trong công tác này.

CTQH  
Tin liên quan:
Icon Quốc hội thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sự
Icon Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Icon Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc chuyên đề với cử tri là công nhân lao động
Icon Phó Đoàn ĐBQH tỉnh dự Hội nghị lấy ý kiến góp ý về 5 dự án luật
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại xã Sa Nhơn
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh TXCT trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại xã Đăk Tăng và xã Hoà Bình
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại xã Ngọc Linh và xã Đăk Na
Icon Đại biểu Phạm Đình Thanh tham gia ý kiến dự thảo Luật Phòng thủ dân sự
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE