TT |
Đại biểu chất vấn và nội dung chất vấn |
CÔNG VĂN TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA CÁC ĐƠN VỊ (Click vào file đính kèm để tải về)
|
---|---|---|
1 |
- Đại biểu Nguyễn Xuân Khánh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Ia H'Drai. - Nội dung chất vấn: Về tình hình các xã không đảm bảo duy trì đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tại Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Khóa XII, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Ia H’Drai đã chất vấn đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh vấn đề liên quan đến việc phấn đấu giữ vững các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Trên cơ sở nội dung chất vấn của đại biểu, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 10/12/2023([1]), đề nghị UBND tỉnh tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, xã trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phải tiếp tục chỉ đạo có giải pháp cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể để hoàn thành các tiêu chí, mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Theo báo cáo của UBND tỉnh([2]), đến nay toàn tỉnh có 48/60 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới([3]), đạt 56,47% tổng số xã, bình quân toàn tỉnh đạt 16,28 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, theo nhận định của UBND tỉnh, các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ các năm trước nhưng đến nay không duy trì đạt chuẩn 19/19 tiêu chí([4]). Dự kiến đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 53/60 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 05 xã so với năm 2023)([5]); trong đó: 10 xã nông thôn mới nâng cao (tăng 2 xã so với năm 2023); 04 xã nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 02 xã so với năm 2023). Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, đề nghị đồng chí báo cáo làm rõ một số nội dung sau: - Báo cáo cụ thể thực trạng các xã không duy trì đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (nêu rõ về số tiêu chí, tỷ lệ % (phần trăm) số tiêu chí không đạt chuẩn; giai đoạn đạt chuẩn của từng xã; thời gian các xã không còn duy trì các tiêu chí đạt chuẩn;...). Đến nay đã có trường hợp nào không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025([6]) và bị xét, thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới([7]), đề nghị làm rõ? - Báo cáo làm rõ nguyên nhân một số xã không duy trì được tiêu chí đạt chuẩn nông thôn; khó khăn, vướng mắc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị địa phương có liên quan. - Trên cơ sở tình hình thực tế nêu trên, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các giải pháp trong thời gian đến để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. |
|
2 |
- Đại biểu A Tuân, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện tại huyện Đăk Tô. - Nội dung chất vấn: Công tác quản lý quy hoạch, cấp phép thành lập và quản lý hoạt động của các Trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Tại kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII, đai biểu[8] đã chất vấn về công tác quản lý quy hoạch, cấp phép thành lập và quản lý hoạt động của các trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 08/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản trả lời nội dung chất vấn[9]. Tại Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết[10] và Thông báo về kết quả Kỳ họp[11]. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý các trạm cân[12]. Thời gian hoàn thành chậm nhất trong Quý I, năm 2023. Tuy nhiên, đến ngày 12/9/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh mới có báo cáo[13]. Tại thời điểm báo cáo thì các huyện, thành phố mới chỉ xử lý 30/133 trạm cân có hành vi vi phạm[14]. Đồng thời, trong báo cáo của UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh bổ sung nội dung thanh tra công tác quản lý hoạt động, đầu tư, xây dựng các trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh vào kế hoạch thanh tra năm 2023. Tuy nhiên, qua theo dõi, giám sát đại biểu nhận thấy mặc dù UBND tỉnh đã có chỉ đạo nhưng tiến độ xử lý, giải quyết còn chậm so với đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh[15]. Đến nay, UBND tỉnh vẫn chưa có báo cáo cụ thể về kết quả chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm nội dung trên cho Thường trực HĐND tỉnh và đại biểu biết. Đề nghị đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách cho biết về tiến độ xử lý, giải quyết các nội dung trên đến nay kết quả thế nào; nêu nguyên nhân chậm xử lý, giải quyết; giải pháp chỉ đạo hướng xử lý, giải quyết và thời gian giải quyết dứt điểm các trạm cân vi phạm quy định pháp luật trong thời gian tới. |
|
3 |
- Đại biểu Đinh Thị Hồng Thu, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Kon Rẫy. - Nội dung chất vấn: Về việc chậm trễ trong thi công Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei trên địa bàn huyện Kon Rẫy Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei được phê duyệt tại Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình Hồ chứa nước Đăk Pokei. Thời gian thi công Giai đoạn 1 (từ 2018-2020) và được điều chỉnh hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2023. Mục tiêu của Dự án: Giai đoạn 1: Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 1.600ha lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp (trong đó 120ha lúa nước, 1480ha hoa màu và cây công nghiệp); Cung cấp nước sinh hoạt cho 15.000 nhân khẩu xã Đắk Ruồng, Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy; đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu, điều tiết giảm lũ nhẹ cho hạ du, chủ động nguồn nước để chống cháy và bảo vệ rừng thuộc phạm vi lân cận vùng dự án. Tuy nhiên đến nay, tháng 12 năm 2024, giai đoạn 1 của dự án chưa được hoàn thành, bàn giao và đi vào sử dụng. Là Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực, đề nghị Ông cho biết rõ nguyên nhân vì sao, trách nhiệm của các cơ quan trong việc triển khai dự án chậm tiến độ và thời gian hoàn thành dự án trên. |
- Công văn trả lời của UBND tỉnh
|
4 |
- Đại biểu Lê Minh Chính, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện tại huyện Sa Thầy. - Nội dung chất vấn: Công tác sửa chữa, khắc phục 2 tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện Đăk Glei vào xã Đăk Nhoong và đường từ xã Đăk Môn vào xã Đăk Long thuộc huyện Đăk Glei hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng Hiện nay tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện Đăk Glei vào xã Đăk Nhoong và đường từ xã Đăk Môn vào xã Đăk Long thuộc huyện Đăk Glei sau nhiều năm đưa vào sử dụng đến nay 02 con đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là vào mùa mưa bão ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại vận chuyển hàng hoá phục vụ đời sống của bà con 02 xã Đăk Nhoong và Đăk Long. Vấn đề này cử tri địa phương cũng đã có ý kiến nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết. Kính đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết hiện nay đã có dự án sửa chữa, khắc phục 2 con đường này chưa? nếu chưa có thì vì sao? nếu có thì khi nào triển khai? và giải pháp khắc phục trong thời gian tới để phục vụ cho việc đi lại và làm ăn sản xuất của nhân dân 02 xã Đăk Nhoong và Đăk Long. |
|
5 |
- Đại biểu Phan Thị Thủy, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Ngọc Hồi. - Nôi dung chât vấn: Công tác xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật các ngành nghề đào tạo hiện nay Qua theo dõi và giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng nhận thấy, hiện nay UBND tỉnh chỉ mới ban hành 20 nghề có định mức kinh tế-kỹ thuật và đơn giá đào tạo; 25 nghề được phê duyệt danh mục và kèm theo đơn giá đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ; 69 nghề được phê duyệt danh mục và chưa có đơn giá. Thực tế cho thấy, các địa phương chỉ mới tổ chức đào tạo đối với các nghề đã có ít nhất đơn giá đào tạo, trong khi đó, ngành nghề đào tạo ở các trình độ này phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội theo xu hướng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, do đó nhu cầu ngành nghề của người học rất đa dạng và mang tính thay đổi thường xuyên theo thời điểm. Trong khi đó việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành nghề rất phức tạp, mang tính chuyên môn cao, chi phí tốn kém, khó tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật... Các nguyên nhân trên dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong xác định cơ sở chi phí đào tạo khi chọn nghề đào tạo theo nhu cầu người học và theo tình hình thực tế của đơn vị mình. Qua thực trạng có khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo nghề đối với vấn đề liên quan đến việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá đào tạo nêu trên, đề nghị Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: 1. Với quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng đơn giá đào tạo[16] trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phức tạp; khả năng về nhân lực, kinh phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thì thời gian tới, trong số 69 nghề đã được phê duyệt danh mục, khả năng của ngành trong tham mưu xây dựng và ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật; đơn giá đào tạo cho bao nhiêu nghề và những nghề sẽ tiếp tục phát sinh sau đó? Đồng thời, với xu hướng thay đổi nhu cầu ngành nghề đào tạo của người học thì về việc xây dựng định kinh tế - kỹ thuật để áp dụng cho các ngành nghề đào tạo liệu có duy trì hiệu quả lâu dài, ổn định trong thực tế không? 2. Tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng, có quy định: "Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo". Đối với những khó khăn, bất cập trong công tác xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật các ngành nghề đào tạo như hiện nay, đồng chí cho biết quan điểm trong việc vận dụng quy định nêu trên để tháo gỡ hoặc có giải pháp phù hợp trong việc tháo gỡ "điểm nghẽn" này? |
|
6 |
- Đại biểu Y Đông, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Đăk Glei. - Nội dung chất vấn: Tình hình triển khai các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh (1) Mặc dù tỉnh Kon Tum sở hữu tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là thủy điện, nhưng tiến độ triển khai các dự án vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh([17]) đến nay trên địa bàn tỉnh có 82 vị trí thủy điện được phê duyệt quy hoạch nhưng chỉ có 32 dự án hoàn thành phát điện, 20 dự án khác chưa được cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và 04 dự án đã đề nghị loại khỏi quy hoạch. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng, đề nghị đồng chí cho biết tình hình triển khai các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian qua? Hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp ngân sách nhà nước, ...? đối với 20 dự án thủy điện chưa được cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, đề nghị đồng chí cho biết những khó khăn, vướng mắc; đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Đối với 04 dự án đã đề nghị loại khỏi quy hoạch, để tránh lãng phí tiềm năng đất đai và tài nguyên tại các vị trí này, đề nghị đồng chí cho biết đã tiến hành rà soát và đề xuất phương án thay thế như thế nào? (2) Liên quan đến Nhà máy điện gió trên địa bàn huyện Đăk Glei được UBND tỉnh Kon Tum quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 9/2020 đến nay đã hơn 04 năm nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động. Đề nghị đồng chí báo cáo rõ tình hình thực hiện, khó khăn vướng mắc, giải pháp sớm đưa dự án vào hoạt động. |
|
7 |
- Đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Kon Plông. - Nội dung chất vấn: Việc tiếp cận công nghệ thông tin ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Để khắc phục những hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ thông tin ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chính Phủ đã có Quyết định 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 về Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025". Để triển khai Đề án này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện[18] và đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đến hết năm 2025 như: hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc và các ứng dụng hỗ trợ đồng bào DTTS; phấn đấu 100% đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; người dân được tiếp cận đầy đủ các thông tin[19]; 50% các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện (Multi-media) và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước. Như vậy các chỉ tiêu, mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra sau 04 năm triển khai, thực hiện được đã đạt được kết quả như thế nào? đối tượng thụ hưởng có tiếp cận đầy đủ các nội dung triển khai theo Kê hoạch này chưa? năm 2025 là năm kết thúc giai đoạn khả năng hoàn thành được các mục tiêu mà Kế hoạch hướng tới hay không? |
|
8 |
- Đại biểu Rơ Châm Đào, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Ia H'Drai. - Nội dung chất vấn: Việc cải tạo vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố Kon Tum Năm 2024, cử tri và Nhâ- n dân thành phố Kon Tum rất phấn khởi khi UBND thành phố triển khai các dự án chỉnh trang đô thị sẽ góp phần làm cho bộ mặt của thành phố Kon Tum sạch đẹp, khang trang hơn. Trong đó có việc cải tạo vỉa hè đối với hàng loạt tuyến đường như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Huệ, U Rê… Tuy vậy, trong quá trình thi công đã làm cho người dân rất bức xúc đối với việc đào vỉa hè lên nhưng bỏ đó, thi công rất chậm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh và việc đi lại; gây ô nhiễm môi trường; hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động; nhiều hố sâu được đào lên nhưng không che đậy, đọng nước vào những ngày mưa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao… Đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết trách nhiệm của cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về vấn đề này? và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cho biết những biện pháp khắc phục trong thời gian tới. |
|
9 |
- Đại biểu Huỳnh Thị Hồng, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Kon Rẫy - Nội dung chất vấn: Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh hiện nay Thực hiện nhiệm vụ Đại biểu HĐND tại khoản 4 Điều 79 Luật trẻ em[20], qua theo dõi, và với sự quan tâm của mình, Đại biểu nhận thấy: Để cụ thể hóa những nội dung của Luật Trẻ em và Quyết định số 23/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 (Chương trình), UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn và hàng năm[21], trong đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung hoạt động, nguồn lực và phân công cụ thể cho các đơn vị, địa phương thực hiện. Thông qua đó, các ngành các cấp đã tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kết quả công tác tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua đánh giá tại các báo cáo về thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em hàng năm; kết quả các cuộc giám sát, khảo sát và qua nắm thông tin qua theo dõi lĩnh vực phụ trách, thì: Tình trạng nhận thức của một số cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có lúc chưa đầy đủ; tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em vẫn diễn ra qua các năm[22], người chưa thành niên vi phạm pháp luật[23] về an ninh trật tự; hôn nhân và gia đình, chính sách dân số (kể cả sinh dày trong độ tuổi dưới 16 tuổi); thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em... Những tồn tại như trên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc, trí tuệ của trẻ em và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động của tỉnh nhà Việc xây dựng kế hoạch thực hiện quyền trẻ em của tỉnh cũng trên cơ sở căn cứ vào các mục tiêu chỉ tiêu của Trung ương, trong khi đó công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em rất rộng, được quy định và tổ chức thực hiện ở nhiều lĩnh vực và chủ yếu là lồng ghép nguồn kinh phí từ các ngành, lĩnh vực... Đồng chí cho biết quan điểm về sự cần thiết xây dựng kế hoạch (Đề án, Nghị quyết...) cụ thể của tỉnh về các nội dung liên quan đến trẻ em[24], trong đó quy định cụ thể xây dựng và thực hiện từng chỉ tiêu gắn với phân bổ nguồn lực thực hiện cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, đồng thời có xem xét đến giải pháp đặc thù của tỉnh để giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ em có hiệu quả? |
([1]) Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 10/12/2023 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh
([2]) Báo cáo số 396/BC-UBND ngày 17/11/2024 của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
([3]) Trong đó: 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Có 28 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 76 thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn thôn nông thôn mới.
([4]) Cụ thể: chỉ có 23/48 xã duy trì đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; 25/48 xã không đảm bảo duy trì đạt chuẩn (huyện Đăk Glei 03/03 xã, thành phố Kon Tum 11/11 xã; huyện Sa Thầy 02/05 xã, huyện Kon Rẫy 02/04 xã, huyện Kon Plông 03/04 xã, huyện Đăk Tô 03/03 xã, huyện Đăk Hà 01/09 xã).
([5]) Các xã dự kiến đạt chuẩn gồm: xã Đăk Long - huyện Đăk Hà, xã Măng Bút - huyện Kon Plông, xã Ia Tơi - huyện Ia H‘Drai, xã Hơ Moong - huyện Sa Thầy và xã Đăk Choong - huyện Đăk Glei.
([6]) Khoản 4 Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025:
“Điều 4. Điều kiện công nhận, thu hồi quyết định công nhận
4. Xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu bị thu hồi quyết định công nhận khi có từ 30% đến dưới 50% số tiêu chí xã (trong đó có một trong các tiêu chí: Thu nhập; Môi trường và an toàn thực phẩm; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Quốc phòng và An ninh) hoặc có từ 50% số tiêu chí xã trở lên không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của: Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM); Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu)”.
([7]) Điều 21 Quy định kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025:
“Điều 21. Xét, thu hồi quyết định công nhận
1. Các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trước giai đoạn 2021 - 2025 để xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Chương I Quy định này: Việc xét, thu hồi quyết định công nhận được thực hiện từ sau khi đủ 24 tháng kể từ thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành.
2. Các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 để xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Chương I Quy định này: Việc xét, thu hồi quyết định công nhận được thực hiện từ sau khi đủ 30 tháng kể từ thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành.”
[8] A Tuân - Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại huyện Đăk Tô.
[9] Công văn số 4175/UBND-HTKT về việc trả lời nội dung chất vấn. Theo văn bản trả lời: tại thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh có 136 trạm cân thu mua nông sản, trong đó 31 trạm cân của tổ chức, doanh nghiệp và 105 trạm cân của hộ gia đình, cá nhân, trong đó có:
- Có 81/136 trạm cân không phù hợp quy hoạch, 14/136 trạm cân phù hợp quy hoạch, 41/136 trạm cân xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng;
- Có 133/136 trạm cân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 98/133/136 trạm cân không phù hợp mục đích sử dụng đất, 35/133/136 trạm cân phù hợp mục đích sử dụng đất và 03 trạm cân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Có 69/136 trạm cân không phù hợp mục đích sử dụng đất, 67/136 trạm cân phù hợp mục đích sử dụng đất;
- Có 63/136 trạm cân không phù hợp quy hoạch, 73/136 trạm cân phù hợp quy hoạch đấu nối giao thông.
[10] Nghị quyết số 111/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 về chất vấn và trả lời chất vấn.
[11] Thông báo số 76/TB-TTHĐND ngày 15/12/2022 về kết quả Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII.
[12] thu mua nông sản không phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất… theo đúng quy định; có giải pháp cụ thể để chấn chỉnh, bảo đảm các trạm cân trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại, chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Nhân dân
[13] Báo cáo số 318/BC-UBND về công tác quản lý hoạt động, đầu tư, xây dựng các trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh, theo báo cáo: kết quả rà soát, tổng hợp của các đơn vị đến tháng 6 năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 154 trạm cân thu mua nông sản (35 trạm cân của tổ chức, doanh nghiệp và 119 trạm cân của hộ gia đình, cá nhân) trong đó có khoảng 133 trạm cân vi phạm về một trong các quy định về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, đấu nối giao thông.
[14] 13 trạm cân đã dừng hoạt động, đã xử lý tháo dỡ 10 trạm cân và xử phạt vi phạm hành chính 07 trạm cân.
[15] Thời gian hoàn thành chậm nhất trong Quý I, năm 2023.
[16] Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
([17]) Báo cáo số 395/BC-UBND ngày 17/11/2024 của UBND tinh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
[18] Kế hoạch số 1961/KH-UBND ngày 14/6/2021Về triển khai thực hiện Đề án 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
[19] Về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường…
[20] "...., đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em; tiếp nhận, chuyển và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em".
[21] Kế hoạch 2026/KH-UBND ngày 18/6/2021
[22] (năm 2023: 15 trẻ, 2024 đến tháng 10 là 06 em)
[23] (năm 2023 là 16 em, 2024: 21 trẻ em)
[24] Theo quy định tại Khoản a Điều 6 Nghị quyết 121 ngày 19/6/2024 của Quốc hội Về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em: "- Ban hành Nghị quyết để thực hiện và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, trong đó có nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 79 của Luật Trẻ em..."