Tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của 5 dự án luật, nghị quyết: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám phát biểu tham gia 4 ý kiến về điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Bổ sung đối tượng được khen thưởng ở hình thức Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung trách nhiệm nhân rộng điển hình tiên tiến; Cần có đánh giá tác động về việc mở rộng thêm đối tượng được vinh danh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Do hết thời gian phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh đã gửi ý kiến tham gia bằng văn bản cho Tổng thư ký Quốc hội với 4 ý kiến đối với các vấn đề: Về phạm vi tổ chức thi đua; Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thôn, tổ dân phố văn hóa; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; về xử lý vi phạm về thi đua khen thưởng.
Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp thứ 3
Tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động, đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh phát biểu tham gia 3 ý kiến bày tỏ sự thống nhất đối với việc Quốc hội xem xét thông qua Luật Cảnh sát cơ động tại kỳ họp này; Đề nghị giữ nguyên nội dung giải thích cụm từ "biện pháp vũ trang" trong dự thảo luật; Thống nhất cao với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nội dung dự thảo luật. Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám phát biểu tham gia 5 ý kiến về sự cần thiết ban hành luật, Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động; Việc chịu trách nhiệm về quyết định ra lệnh nổ súng; Việc đền bù đối với phương tiện, thiết bị được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại; Nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động.
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cùng 22 đại biểu Quốc hội các tỉnh Điện Biên, An Giang và thành phố Cần Thơ tiến hành gần 3 buổi thảo luận tại Tổ đối với các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo; Việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa;… Tại các buổi thảo luận, các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia phát biểu 6 lượt với 28 ý kiến; gửi 01 văn bản tham gia với 3 ý kiến đối với các nội dung này./.