banner
Chủ nhật, ngày 22/12/2024
CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGHỊ QUYẾT TW 6 KHÓA XII
2-1-2018
Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước luôn là chủ trương lớn của Đảng được xác định từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, quá trình thực hiện mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề, như đánh giá của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII rằng: “khuyết điểm lớn nhất là đến nay chưa thực hiện được cuộc cải cách cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước như Đại hội VI đề ra, tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh”. Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đến năm 2020 của Chính phủ, Bộ chính trị, Ban chấp hành Tung ương Đảng đã tiếp tục quan tâm vấn đề này, đã ban hành 10 văn kiện đề cập đến cải cách bộ máy nhà nước như Nghị quyết Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết TW5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước. Kết luận Hội nghị TW7 khóa XI, Nghị quyết 39/2015 của Bộ chính trị, Kết luận số 64 của BCHTW vv… tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi, bởi vậy công tác cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vẫn là mối quan tâm lớn của Đảng, cần phải tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ quyết liệt và có hiệu quả tốt hơn nữa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó có nội dung hết sức quan trọng và trọng tâm là cải cách bộ máy nhà nước, đã đáp ứng yêu cầu đó. Nghị quyết từ nhìn nhận rõ tình hình và nguyên nhân của vấn đề, đã nhận định chính xác các mặt được và chưa được của quá trình cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó đáng chú ý là: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy chưa thật rõ ràng, còn cồng kềnh, chồng chéo trùng lắp… việc phân công, phân cấp, phân quyền trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, còn tình trạng bao biện làm thay, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giảm biên chế đạt kết quả thấp vv…
CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGHỊ QUYẾT TW 6 KHÓA XII

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của nhận định đó, tổ chức bộ máy vẫn còn nhiều tầng nấc trung gian, số bộ, sở không tăng, nhưng các đơn vị trực thuộc như tổng cục, cục, vụ, phòng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc vẫn tăng, tinh giảm biên chế là một nội dung quan trọng của cải cách tổ chức bộ máy nhưng “Vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, chưa đi vào thực chất và chưa đạt mục tiêu đề ra” (báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội khóa XIV). Theo báo cáo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 tổng biên chế công chức cả nước vượt 1.047 người, biên chế sự nghiệp vượt 11.635 người, hiện tại tổng số biên chế công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là 2.372.397 người, còn nếu tính tổng số người hưởng lương trong bộ máy của hệ thống chính trị là 3.724.302 người. Vấn đề là trong đội ngũ đông đảo ấy có bao nhiêu % là không đủ phẩm chất, năng lực trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng. Quá trình tinh giảm đạt tỷ lệ thấp, theo báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội thì các cơ quan hành chính giảm được 0,83%, các đơn vị sự nghiệp giảm được 0,54%, trong đó có một lượng đáng kể là nghỉ hưu trước tuổi, hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy vv...

 Nguyên nhân cơ bản của vấn đề trên cũng được nghị quyết chỉ rõ đó là: “Công tác lãnh đạo chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của nhà nước về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế thiếu kiên quyết, đồng bộ, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, một số cấp ủy chính quyền, người đứng đầu cơ quan các cấp chưa có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động thiếu quyết liệt”. Biểu hiện của những hạn chế trên rất đa dạng, trong đó có sự chưa rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật khi cụ thể hóa quan điểm, chính sách của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, như khi cụ thể hóa nghị quyết 39 của Bộ chính trị, văn bản pháp quy của Chính phủ có độ mở là cho phép thành lập phòng đối với những vụ có nhiều mảng công tác hoặc có khối lượng công việc lớn, độ mở như vậy cũng không trái với tinh thần của Nghị quyết 39 là: Cơ bản không để cấp phòng trong các đơn vị tham mưu trực thuộc TW. Nhưng vấn đề là định lượng thế nào là khối lượng công việc lớn lại không rõ ràng, nên dẫn đến cách định lượng khác nhau, do vậy có đến 161/270 vụ thành lập phòng trong vụ vv…Từ những đánh giá, nhìn nhận đúng thực trạng của vấn đề, Nghị quyết đã đề ra các quan điểm, mục tiêu tổng quát và cụ thể cũng như các giải pháp sát thực để sắp xếp tinh giảm bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói riêng, mà điểm nhấn của nó là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội và quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, và thôn, tổ dân phố, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương, gắn quyền hạn với trách nhiệm, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chẽ bằng các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước, rà soát sắp xếp tinh gọn đầu mối bên trong, sát nhập các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ gần nhau, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm biên chế vv…tư tưởng phân cấp phân quyền mạnh mẽ và hợp lý, cũng như chuyển một số dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho các tổ chức xã hội, lại được tiếp tục đặt ra một cách rõ ràng trong nghị quyết. Nhận thức rõ tư tưởng này trong nghị quyết là rất quan trọng, trong tổ chức bộ máy nhà nước việc áp dụng nguyên tắc phân công và kiểm soát, nó sẽ giảm thiểu việc phối hợp, vì phối hợp dễ dẫn đến chậm trễ, sinh ra trung gian, hoặc tình trạng cả nể lẫn nhau, đó là một trong những căn nguyên của sự kém hiệu quả, mặt khác việc xã hội hóa một số dịch vụ hành chính công cũng là một xu hướng của Chính phủ kiến tạo và hành động.

 Với những nội dung bao trùm và cụ thể của Nghị quyết TW6 khóa XII công cuộc cải cách, đổi mới, sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế của bộ máy nhà nước nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung chắc chắn sẽ đạt hiệu quả to lớn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và mong đợi của nhân dân./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH DƯỚI GÓC ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
Icon NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN- THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TW4 KHOÁ XII - NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG.
Icon Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
Icon Trợ cấp một lần đối với người có thành tích kháng chiến
Icon Ra mắt Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Icon Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc của HĐND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Icon Kon Tum: nhiều xã, thôn được công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II và III
Icon Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
Icon Những đối tượng được miễn, giảm học phí theo quy định mới
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE