banner
Thứ 6, ngày 27/12/2024
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
3-12-2019
Trong các mối quan hệ xã hội, như quan hệ giữa công dân với nhà nước, quan hệ giữa công dân với tổ chức, quan hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ xã hội khác, đều chứa đựng những mâu thuẫn, những tranh chấp, để xử lý các tranh chấp đó, pháp luật đã có những quy định pháp lý để giải quyết, tuy nhiên xã hội không phải lúc nào cũng đòi hỏi xử lý bằng các quy định pháp lý, mà còn có nhu cầu đòi hỏi hòa giải, đối thoại, với cách thức linh hoạt, thân thiện, chia sẻ, cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, hòa giải đối thoại có tác dụng to lớn trong việc hóa giải các mâu thuẫn tranh chấp, bởi vậy xây dựng và hoàn thiện các quy định cho hoạt động hòa giải, đối thoại là yêu cầu của thực tiễn, do vậy việc ban hành Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án là hết sức cần thiết, dự án luật cũng đã được Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, dự thảo có hai nội dung lớn đó là, các quy định cho quá trình hòa giải để áp dụng cho các vấn đề dân sự khi có tranh chấp, và quá trình đối thoại áp dụng cho các khiếu kiện hành chính, cả hai vấn đề tranh chấp khiếu kiện này đều đã được chuyển đến tòa án để chuẩn bị cho một vụ việc. Nhìn vào dự án luật này, chúng ta thấy cần lưu ý một số điểm sau:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

Thứ nhất, dự thảo luật quy định nhiệm vụ rằng: luật này có nhiệm vụ giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kiếu kiện, đặt vấn đề như vậy là quá lớn cho một dự luật, bởi nó chỉ là một kênh để giải quyết các tranh chấp, các khiếu kiện, mặt khác không phải tất cả các tranh chấp, khiếu kiện khi tiến hành hòa giải, đối thoại đều thành, đều đem lại hiệu quả, bởi vậy nên đặt nhiệm vụ cho luật là góp phần giải quyết các tranh chấp khiếu nại, còn hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào quá trình hòa giải, đối thoại và thiện chí của các bên. Thứ hai: đối với hòa giải viên, chúng ta biết rằng bản chất của hòa giải, đối thoại tại luật này là trình tự ngoài tố tụng, trước khi tòa án thụ lý vụ việc, và hòa giải viên ở đây cũng không phải là một chức danh tư pháp, do vậy không nên đặt vấn đề bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hòa giải viên như dự thảo luật đã thiết kế, mà nên đặt vấn đề công nhận hòa giải viên, khi có đủ yêu cầu điều kiện thì Chánh án tòa án nhân dân tối cao công nhận một người là hòa giải viên, thẩm quyền này cũng có thể giao cho Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, và khi một hòa giải viên vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc không đủ điều kiện làm hòa giải viên nữa, thì cho thôi, hoặc xóa tên làm hòa giải viên.Thứ ba: với bản chất là một quá trình diễn ra ngoài tố tụng, vấn đề là quyết định công nhận hòa giải thành, đối thoại thành có phải là quyết định tư pháp hay không? Theo trình tự như dự án luật biểu đạt thì hòa giải đối thoại do các hòa giải viên tiến hành, thẩm phán được phân công tham gia để xác nhận và sau đó ra quyết định, và các hòa giải viên không phải là một chức danh tư pháp, bởi vậy quyết định đó không phải là một quyết định tư pháp, do đó không nên đặt vấn đề kháng nghị quyết định hòa giải thành, đối thoại thành theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm như dự thảo luật. Nếu kháng nghị theo thủ tục này thì sẽ phải xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm của pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, mâu thuẫn là ở chỗ, quá trình giải quyết và ra quyết định là một quá trình ngoài tố tụng, nhưng khi xem xét lại các quyết định lại đưa vào trình tự tố tụng, thì không phù hợp, bởi vậy nên đặt vấn đề xem xét lại các quyết định này là hủy quyết định công nhận hòa giải thành, đối thoại thành, khi có căn cứ cho rằng quá trình hòa giải, đối thoại bị lừa dối, thiếu trung thực, khách quan, trốn tránh pháp luật …v.v, và thẩm quyền hủy là giao cho Chánh án tòa án nhân nhân cấp tỉnh, và như thế cũng không trao quyền đề nghị xem xét lại quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của các bên tham gia đối thoại, hòa giải nữa, mà chỉ quy định quyền đề nghị xem xét lại quyết định hòa giải thành, đối thoại thành, đồng thời cũng không quy định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục này của cấp có thẩm quyền nữa, và dự án luật phải bổ sung các quy định về trình tự, thẩm quyền xem xét lại các quyết định hòa giải thành, đối thoại thành theo hướng: các bên tham gia hòa giải, đối thoại yêu cầu, hòa giải viên, thẩm phán tham dự hòa giải, đối thoại yêu cầu, và người có thẩm quyền xem xét một cách toàn diện, khách quan nội dung nếu có đủ căn cứ thì ra quyết định hủy kết quả hòa giải thành, đối thoại thành, và vụ việc được tiến hành xem xét giải quyết theo trình tự tố tụng.Thứ tư, có nên đặt vấn đề thu phí hòa giải, đối thoại hay không, với ý nghĩa của hòa giải, đối thoại là hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt trong quan hệ xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp, khiếu kiện trong tương lai, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết trong nhân dân, bởi thế chúng ta hết sức khuyến khích các bên tranh chấp thực hiện hòa giải, đối thoại; mặt khác theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, giải quyết tranh chấp khiếu kiện thông qua hòa giải, đối thoại tại tòa án đã giảm khoảng 80% chi phí so với mức chi phí để xét xử một vụ việc theo trình tự tố tụng, do vậy chưa cần thiết phải đặt vấn đề thu phí hòa giải, đối thoại trong dự luật mà nên giao cho Chính phủ một lộ trình thích hợp để quy định việc thu phí hòa giải, đối thoại./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Một số kết quả kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV và Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Năm của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Tư của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Ba của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Hai của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Icon VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG TRONG DỰ THẢO LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE