banner
Thứ 4, ngày 3/7/2024
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đăk Glei
22-5-2024
Từ ngày 20/5/2024 đến ngày 21/5/2024, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thế Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đăk Glei.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đăk Glei
Quảng cảnh buổi làm việc. Ảnh: QV

Đoàn giám sát đã khảo sát thực tế, làm việc tại 4 điểm mỏ khai thác khoáng sản, Công ty cổ phần Phương Hoa, thủy điện Đăk Mi 1 và bãi rác trung tâm huyện (xã Đăk Man). Chiều ngày 21/5/2024, Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn của huyện; cùng tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch HĐND huyện Đăk Glei.

Qua khảo sát thực tế và báo cáo của UBND huyện cho thấy, thời gian qua huyện Đăk Glei đã quan tâm triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, UBND các xã, thị trấn đã thành lập và ban hành Quyết định về quy chế hoạt động các tổ tự quản về môi trường, nước sinh hoạt tại các thôn, qua đó người dân đã từng bước thay đổi về nhận thức trong công tác xử lý rác thải và bảo vệ môi trường sống; công tác đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường đã được quan tâm thực hiện; đã bố trí kinh phí để xây dựng mới Bãi xử lí rác thải của huyện (tại thôn Đăk Tung, Thị trấn Đăk Glei, dự án có tổng mức đầu tư 14,95 tỷ đồng, tổng số vốn đã được bố trí là 6,9 tỷ đồng); chất thải rắn sinh hoạt đã được Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị thu gom tại khu vực thị trấn Đăk Glei và xã Đăk Pek, các khu vực còn lại người dân tự thu gom và xử lý tại gia đình hoặc tại các bể chứa chất thải rắn do UBND xã xây dựng (tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn đô thị và nông thôn khoảng 15,467 tấn/năm; khối lượng được thu gom, vận chuyển, xử lí khoảng: 11,500 tấn/năm, đạt 74,35%); chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 2,5 tấn/năm, đã hợp đồng với Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại Ngọc Hồi thuộc Bệnh viện đa khoa Ngọc Hồi xử lý; khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn khoảng 5 tấn/năm, chủ yếu phát sinh từ các nhà máy trên địa bàn được đăng ký chủ nguồn thải, được thu gom, quản lý và xử lý theo quy định.

Đoàn khảo sát thực tế dự án thủy điện Đăk Mi 1. Ảnh: QV

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi, vứt bao nilon xuống sông, suối, cống…; chăn thả rông gia súc, gia cầm, đốt rẫy... ; lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón… chứa những thành phần độc hại trong sản xuất nông nghiệp, theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, sông, suối... gây ô nhiễm nguồn nước, đất và sinh hoạt của người dân; việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư, xây dựng; bãi rác tập trung huyện được đầu tư năm 2009 tại thôn Đông Lốc, xã Đăk Man đã quá tải và năm 2013 Chính phủ đã đưa vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện (tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ); vẫn còn một số cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường, chưa tuân thủ nghiêm túc quy định bảo vệ môi trường…

Qua giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; công tác đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường và đăng ký môi trường đối với các dự án đầu tư, hoạt động xây dựng; tuyên truyền, vận động và có giải pháp cụ thể để thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để nội dung này phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo quy định Luật bảo vệ môi trường; xử lý những tồn tại vướng mắc liên quan đến thu gom chất thải rắn sinh hoạt, nguồn nước, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất, khu chăn nuôi, điểm mỏ khai thác khoáng sản, cũng như khu vực thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng; tổ chức thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư, xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, bao gồm cả phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án; thường xuyên kiểm tra, thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm, từ đó có biện pháp, kế hoạch thực hiện giảm thiểu tác động đến môi trường trong khu vực dự án cũng như khu vực xung quanh.

Trương Quang Vương  
Tin liên quan:
Icon Tổ chức Hội nghị liên tịch để chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026
Icon HĐND tỉnh Kon Tum tổ chức Kỳ họp chuyên đề thông qua 23 nghị quyết chuyên đề và công tác nhân sự của UBND tỉnh
Icon Thường trực HĐND tỉnh công bố và trao quyết định về công tác cán bộ
Icon Giao ban tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của HĐND tỉnh, huyện, thành phố nhiệm kỳ 2021-2026
Icon Đoàn đại diện các tầng lớp nhân dân, nhân sỹ, trí thức tiêu biểu, chức sắc các tôn giáo, thân nhân Việt kiều đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
Icon Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghe Minh Hồng tiếp xúc cử tri tại xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi
Icon Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 31 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 bầu
Icon Khai mạc Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Icon Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh làm việc UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
Icon Họp báo Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE