banner
Thứ 2, ngày 8/7/2024
Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo
19-11-2014
Chiều ngày 4/3, đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Y Mửi- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh; các sở, ban ngành của tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố Kon Tum.

Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh: Giai đoạn 2005-2012, toàn tỉnh đã có 116.344 lượt hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn với số tiền 645.337 triệu đồng; 22.683 lao động được đào tạo nghề, 655 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, 17.433 hộ nghèo hỗ trợ nhà ở... Đối với chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù, đã có 266 công trình hạ tầng được đầu tư tại 2 huyện nghèo; 901 công trình hạ tầng được đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn Trung ương; 57 công trình hạ tầng được đầu tư tại 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, 1.688 hộ nghèo được hỗ trợ cấp giống trồng mới 1.432 ha cao su, 7.211 hộ nghèo DTTS trên địa bàn 20 xã trọng điểm ĐBKK được cấp bù lãi suất 0,3%/tháng từ nguồn của tỉnh. Kết quả, giai đoạn 2005-2012, toàn tỉnh đã có 30.691 hộ thoát nghèo, bình quân tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 4,70%/năm, đạt và vượt so với mục tiêu chương trình từng giai đoạn đề ra.

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh đã đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tổng hợp các chính sách giảm nghèo có cùng mục tiêu, đối tượng thống nhất giao cho một Bộ, ngành quản lý, tránh tình trạng hỗ trợ nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước chưa cao; ban hành hướng dẫn cơ chế lồng ghép các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo từ các chính sách, chương trình và có chế tài quản lý từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa phương; ban hành chính sách pháp luật về giảm nghèo căn cứ thực trạng nghèo và nguyên nhân nghèo của từng vùng, địa phương, hộ nghèo để xây dựng các chính sách và thực hiện giải pháp phù hợp, hiệu quả; hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế quản lý đầu tư áp dụng đối với các công trình, dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thực hiện ở cơ sở; đơn giản hóa các thủ tục quản lý đầu tư áp dụng đối với các công trình, dự án vừa và nhỏ để giao quyền làm chủ đầu tư cho cấp cơ sở; phối hợp với UBMTTQVN và các tổ chức chính trị hướng dẫn xây dựng chương trình phối hợp hành động giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị cùng cấp để chủ động, lồng ghép kinh phí vào hoạt động tuyên truyền, xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi, tập huấn hướng dẫn kế hoạch thu nhập, chi tiêu của hội viên.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Y Mửi biểu dương những nỗ lực cố gắng của địa phương trong công tác XĐGN. Qua giám sát cho thấy các địa phương đã có sự lồng ghép các nguồn lực; các chương trình MTQG đã tạo nên sự nhận thức của người nghèo về thi đua phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư giáo dục, phát triển thôn làng ngày càng ổn định, người nghèo biết vận dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất; xuất hiện cách làm ăn mới, dần dần xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Đồng chí đề nghị, các cấp, các ngành, các địa phương đánh giá lại công tác giảm nghèo, những vấn đề được và chưa được, từ đó xác định rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể; mạnh dạn rà soát các chương trình chính sách để thấy rõ chính sách nào trùng lắp, chồng chéo; đánh giá được nguồn lực tài chính triển khai giảm nghèo; những bất cập trong thực hiện các chính sách để thể hiện rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong việc triển khai giảm nghèo trong thời gian qua. Trong thời gian đến, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục rà soát các chế độ chính sách; nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả; các địa phương cần xác định rõ cây mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của địa phương; ưu tiên đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người nghèo; chú trọng tìm giải pháp để giảm nghèo bền vững./. (Hải Phong)

  
Tin liên quan:
Icon Tham gia ý kiến Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Icon Hoạt động trong tháng 3/2014 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Sa Thầy
Icon Từ ngày 17 đến 27/02/2014 giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Icon Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh thăm và chúc tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 một số cơ quan, đơn vị và đối tượng chính sách
Icon Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp
Icon Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII
Icon Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp thứ 6
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần cuối của kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE