NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI TÀI SẢN PHẢI BÁN ĐẤU GIÁ VÀ VẤN ĐỀ NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU TRONG LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN.
15-12-2016
Về các loại tài sản phải bán đấu giá, luật quy định các loại tài sản bán đấu giá,thiết nghĩ cần rà soát các quy dịnh tại pháp luật chuyên nghành để nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch, làm cơ sở cho các cơ quan ,tổ chức cá nhân tuân thủ trình tự thủ tục quy định tại luật đấu giá tài sản khi bán đấu giá các loại tài sản đó. Trường hợp pháp luật chuyên nghành quy định tài sản cố định của doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ phải bán đấu giá thông qua đấu giá thì phải được thực hiện theo trình tự thủ tục của luật đấu giá tài sản, Mặt khác để đảm bảo tính thống nhất ổn định, lâu dài của luật đấu giá tài sản, dự luật cần quy định thêm về các loại tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định của luật này.
Ảnh minh họa
Vấn đề nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu,việc xử lý tài sản và tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng trước đây được các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo luật các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước tháng 5/2013, tình hình nợ xấu nước ta đang gia tăng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động an toàn hệ thống tiền tệ quốc gia, chính phủ cũng đã quyết định thành lập tổ chức và hoạt động của công ty VAMC đồng thời quy định một số cơ chế dặc thù trong xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu, nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế VAMC được thực hiện nhiều phương thức đẻ xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu, trong đó đấu giá tài sản là một trong những hình thức để xử lý nợ xấu, theo các quy định hiện hành VAMC có thể thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ xấu, hỗ trợ khác hàng vay thỏa thuận với khác hàng vay về việc chuyển nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay, bán nợ cho các tổ chức cá nhân..tài khoản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận thì tài sản bảo đảm phải được bán đấu giá thông qua tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp hoặc tự bán đấu giá phù hợp với các quy định của pháp luật, và đảm bảo công khai minh bạch, với các công ty quản lý tài sản do các tổ chức tín dụng thành lập, quyền và nghĩa vụ của các công ty này được thực hiện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, theo đó việc mua bán các khoản nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được thực hiện theo tỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ việt nam được thành lập và di vào hoạt động, với mục tiêu góp phần làm lành mạnh hóa tình hình doang nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, nếu thực hiện bán đấu giá các khoản nợ và tài sản qua hình thức đấu giá thì cũng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, bởi vậy việc quy định trong luật về vấn đề này là cần thiết, tuy nhiên các quy định trong luật cho thấy các doanh nghiệp này như một doanh nghiệp bấn đấu giá, trong khi quy định về tổ chức bán đấu giá lại quy định rằng doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, nhưng các VAMC là doanh nghiệp 100% vôn của nhà nươc và là một doanh nghiệp nhà nước, như thế phải chăng ở đây đã chưa có sự thống nhất và chưa tương thich với nhau .