banner
Thứ 3, ngày 26/11/2024
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
30-10-2017
Buổi chiều ngày 24-10-2017, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
ĐBQH Tô Văn Tám tham gia ý kiến về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Tại phiên họp đã có 12 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, các ý kiến tham gia tập trung vào những nội dung: Phạm vi điều chỉnh và việc đổi tên Luật Bảo vệ và phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp; Về giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; Chính sách phát triển lâm nghiệp và bảo đảm ổn định đời sống người làm nghề rừng; Chế biến và thương mại lâm sản; Quản lý nhà nước về lâm nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; trách nhiệm của kiểm lâm trong bảo vệ và phát triển rừng;...

Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tham dự thảo luận tổ - Hà Giang, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bạc Liêu

Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 4 ý kiến vào dự án luật này về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của luật; về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Theo đại biểu Tô Văn Tám, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng quy định tại Điều 89, Điều 90 của dự thảo là khá rõ. Nhưng có vấn đề thực tế đặt ra là vốn để trồng rừng đối với người dân là rất khó khăn. Qua thực tế khảo sát về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho thấy phần lớn các hộ được giao đất lâm nghiệp hay được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng đều không có vốn để trồng nên những đất này vẫn còn để trống mặc dù giao đã lâu. Họ đều có nguyện vọng là được nhà nước có nhiều dự án trồng rừng để họ có cơ hội được tham gia. Theo đại biểu ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thì cần có cơ chế để hộ gia đình, cá nhân được liên kết với cá nhân và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để tranh thủ nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho việc trồng rừng. Trong các quyền quy định tại Điều 89, Điều 90 thì chưa thấy có cơ chế này…

Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm./.

 

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng
Icon Hoạt động trong tháng 10 và 11/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XIV
Icon Một số hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong Quý 3/2017
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp 4 - Quốc hội khóa XIV
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)
Icon Hoạt động trong tháng 9/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn từ 01/01/2014 đến ngày 30/6/2017
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE