banner
Thứ 3, ngày 26/11/2024
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUAN TÂM ĐỂ HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)
1-6-2020
Dự thảo luật đã được kỳ họp thứ 8 thảo luận cho ý kiến, và đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý trình kỳ họp thứ 9 để xem xét thông qua. Dự thảo gồm 11 chương với 109 điều, về cơ bản dự thảo đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và để hoàn thiện dự luật cần quan tâm thêm một số vấn đề sau đây:
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUAN TÂM ĐỂ HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

  Thứ nhất, về áp dụng luật và điều ước quốc tế tại điều 3. Cần phải có quy định đặc thù đối với trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án, hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP, luật áp dụng, bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án PPP, tiếp tục rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định tại dự thảo luật phù hợp với quy định tai Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các luật hiện hành khác và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, tránh mâu thuẫn xung đột gây khó khăn khi thực hiện. Cần giải trình quy định tại khoản 2 điều 3: trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và luật khác... thì thực hiện theo quy định của luật này, cần rà soát sự đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo luật với các luật hiện hành cũng như rà soát các luật đang được sửa đổi bổ sung, như Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý sử dụng tài sản công, Luật đất đai, Luật đấu thầu, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng,..v.v Với thời gian áp dụng cho một dự án PPP thường kéo dài nhiều năm, trong điều kiện các luật còn trong quá trình hoàn thiện, và sửa đổi bổ sung thường xuyên thì Luật PPP phải là luật được ưu tiên thực hiện, do vậy cần điều chỉnh lại nội dung khoản 2 điều 3 cho phù hợp, vì dự thảo luật đã giới hạn phạm vi rất hẹp, mang tính đặc thù về trình tự thủ tục đầu tư hợp đồng dự án PPP, đảm bảo đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án PPP, nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh đảm bảo các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, ổn định lâu dài trong dự án hợp đồng dự án PPP, quy định đó phải là tuyên bố chung, thể hiện cam kết của nhà nước về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư khi tham gia cùng nhà nước đầu tư vào các dự án PPP. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng quy định cần phải giải quyết được căn bản vướng mắc về pháp lý trong quá trình thực hiện dự án PPP, để giải quyết triệt để vấn đề trên cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại điều 12 và điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bởi vậy cần chỉ rõ những quy định mang tính đặc thù, cho phép áp dụng quy định khác so với các luật liên quan đối với phương thức đầu tư PPP ngay tại các điều khoản của dự án luật. Mặt khác các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường vai trò lập pháp và giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tránh chồng chéo xung đột khi ban hành văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật.

  Thứ hai, về lĩnh vực đầu tư dự án PPP tại khoản 1 điều 5. Vấn đề này cần chú ý ba điểm, đề xuất của Chính phủ về giao Thủ tướng quyết định bổ sung lĩnh vực đầu tư khác phù hợp với quy định về lĩnh vực đầu tư công và khả năng bố trí vốn đầu tư công, hạn chế lĩnh vực đầu tư và không giao Thủ tướng chính phủ quyết định bổ sung, mở rộng các lĩnh vực bao gồm các hoạt động đầu tư xã hội hóa hiện nay. Để giải quyết ba điểm này cần chỉnh lý dự thảo luật theo hướng, thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với phát triển kinh tế xã hội của ngành địa phương. Tham khảo kinh nghiệm triển khai đầu tư PPP của các quốc gia khác họ cũng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, không tràn lan vì việc mở rộng cơ chế đầu tư PPP có khả năng dẫn đến rủi ro ở cấp độ quốc gia. Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo luật cần quy định nguyên tắc chung, chỉ rõ các nhóm lĩnh vực gắn với quy mô tổng mức đầu tư và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP và giao Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư căn cứ nhu cầu, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đồng thời nhằm đảm bảo tính năng động linh hoạt trong triển khai thực tế, cần sửa đổi bổ sung điểm g khoản 1 điều 5 thành khoản 2 điều 5 để xử lý tình huống phát sinh ngoài lĩnh vực quy định tại khoản 1 điều 5 của dự thảo luật nhưng cần thiết và có khả năng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo phương thức PPP nếu dự án đáp ứng các điều kiện¨thuộc lĩnh vực quy định tại luật về đầu tư công, có khả năng cân đối vốn nhà nước trong dự án PPP, có tính khả thi cao hơn so với đầu tư công.

  Thứ ba, về quy mô dự án PPP. Cần quy định theo hướng Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng, trừ dự án hợp đồng kinh doanh quản lý, quy định như vậy để thống nhất với định hướng thu hẹp lĩnh vực đầu tư dự án PPP, xác định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP nhằm đảm bảo có sự tập trung đầu tư lớn vào các dự án PPP quan trọng cần khu

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ hai của kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Tham gia xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động trong tháng 5 và 6/2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Icon Tham gia Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Icon THỬ NHÌN NHẬN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT THỜI GIAN QUA
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE