Các đại biểu Quốc hội đã tham gia hơn 9 buổi làm việc ở Hội trường để biểu quyết thông qua 20 dự án Luật, Nghị quyết. Đó là Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác; Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;…
Tiến hành thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; dự án Luật Cư trú (sửa đổi); dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 5 ý kiến về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; Sự trục lợi từ các chính sách của Chính phủ; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sớm xem xét đề án trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh để tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện). Tham gia 4 ý kiến vào Dự án Luật Biên phòng (Về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng; Lực lượng bộ đội biên phòng quy định tại Chương IV) và tham gia 4 ý kiến đối với dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) (tán thành sự cần thiết phải ban hành sửa đổi Luật; Vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Việc bổ sung quy định thời hạn giấy phép 5 năm được gia hạn một lần và mỗi lần là 5 năm; Về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước quy định tại Chương V;...)
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cũng đã tham gia gần 01 buổi thảo luận ở Tổ về Dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Tại buổi thảo luật này 2 đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám và Lê Chiêm đã phát biểu tham gia 10 ý kiến vào dự án Luật này./.