BẢO HIỂM XÃ HỘI - MỘT TRỤ CỘT TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI
3-12-2020
Nghị quyết số 21/TW ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sụ lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 đã chỉ rõ: “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cốt chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế xã hộ; Mở rộng và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước đi lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng có hưởng, quyền lợi tương xứng với nghĩa vụ… thực hiện tốt các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”. Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu là: Thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện, thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định và nâng tầm chính sách bảo hiểm xã hội trở thành trụ cột chính sách trong hệ thống an sinh xã hội, vơi vai trò là trụ cốt bảo hiểm xã hội dựa trên các nguyên tắc: thứ nhất, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh, hoặc tự nguyện, sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ, khi mất sức lao động hoặc hết tuổi lao động. Thứ hai, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo sự bình đẳng về vị trí xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau. Thứ ba, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm ổm định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro. Thứ tư, bảo hiểm xã hội là công cụ đắc lực của nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, giảm chi ngân sách đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Thứ năm, thực hiện bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng.
Hiện nay bảo hiểm xã hội có hai loại hình đó là: bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng cho những người có quan hệ lao động, làm việc trong khu vực nhà nước, hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có cả phần của doanh nghiệp và của người lao động, thực hiện đóng bảo hiểm theo loại hình này người lao động được hưởng 5 chế độ là, ngắn hạn có ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và dài hạn là hưu trí và tử tuất. Loại hình thứ hai là bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho những người không có quan hệ lao động, loại hình này đóng ở mức thấp hơn, thấp tối thiểu bằng chuẩn nghèo khu vực nông thôn như hiện nay (là 700.000đ/ tháng) và cao hơn do người dân tự nguyện đóng để đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng cao thì hưởng cao, đóng thấp thì hưởng thấp, và loại hình này chỉ có hai chế độ là tử tuất và hưu trí, nếu người dân tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì đó là trụ cột an sinh quan trọng để khi hết tuổi lao động, không còn khả năng lao động sẽ được hưởng lương hưu./.