banner
Thứ 2, ngày 25/11/2024
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật
6-1-2022
Sáng ngày 06/01, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đình Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum khóa XV, các đại biểu Quốc hội tại điểm cầu tỉnh Kon Tum đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật
Quang cảnh cuộc thảo luận tại tổ

Tại buổi thảo luận này, Hai đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước và Nàng Xô Vi đã phát biểu tham gia 4 ý kiến vào Dự án Luật.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự liên quan đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19.

Tham gia cụ thể đối với nội dung luật Đấu thầu thì Tại điểm a khoản 1 Điều 34 về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án quy định “Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư". Theo đó, đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện các hoạt động trước khi có quyết định đầu tư do người đứng đầu chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt. Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện hoạt động lập dự án điều chỉnh sau khi dự án đã được phê duyệt thì người quyết định đầu tư phê duyệt hay người đứng đầu chủ đầu tư phê duyệt.

Ngoài ra, theo Luật đấu thầu đề án quy hoạch được xem là một dự án đầu tư phát triển, do đó kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện các hoạt động có liên quan để lập quy hoạch trước khi người có thẩm quyền phê duyệt do người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch phê duyệt. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai giữa các địa phương có sự khác nhau (có nơi người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch phê duyệt, có nơi do người đứng đầu cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu). Do đó đối với luật này, đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn về trường hợp trên để đảm bảo việc thực hiện được thống nhất.

Đối với nội dung luật Đầu tư, đại biểu đề nghị bổ sung ngành, nghề số thứ tự 123a Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng vào sau số thứ tự 123 Phụ lục IV. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đại biểu Quốc hội Nàng Xô Vi thống nhất với nội dung điều chỉnh, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công năm 2019. Đồng thời có kiến nghị Việc tách riêng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án độc lập đã được các tỉnh kiến nghị nhiều lần; nội dung này cũng đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án thí điểm. Tuy nhiên, tại Tờ trình số 573/TTr-CP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về Dự án Luật không đề cập đến vấn đề sửa đổi Luật Đầu tư công đối với nội dung này. Do đó đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm Luật hóa nội dung trên để các địa phương có cơ sở thực hiện.

Về vướng mắc giữa luật đầu tư năm 2020 và Luật Lâm nghiệp liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thì tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP, ngày 15-7-2020 “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16-11-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp” quy định “4. Đối với dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, thì chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là một nội dung trong chấp thuận chủ trương đầu tư dự án”. Tuy nhiên, tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020 và Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Hồ sơ, thủ tục lập, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư không yêu cầu chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ và nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh (thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dựng rừng trước hay sau thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư). Vì vậy đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này, hoặc xem xét sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng trong nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư cần lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục địch sử dụng rừng có thể thực hiện trước hoặc sau khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

HT  
Tin liên quan:
Icon Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp bất thường lần thứ nhất - Quốc hội khóa XV
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 tại xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 tại xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 tại xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 tại xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV
Icon Một số kết quả kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp
Icon Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV
Icon Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấm dứt dạy - học theo văn mẫu
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE