Tại Phiên thảo luận việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Phạm Đình Thanh đã phát biểu 5 ý kiến đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm quan tâm chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về: Hiện nay một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có sự trùng lặp về mục tiêu, nội dung, đối tượng thụ hưởng đã gây lúng túng trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn của các chương trình; Nhiều hộ dân ở các xã được xếp là xã khu vực 1, xã đạt nông thôn mới nhưng đời sống của họ thực sự còn gặp khó khăn, không tiếp tục được hưởng các chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở, về y tế, về giáo dục thì nguy cơ tái nghèo rất cao; Quy định về tỷ lệ nguồn vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay đang tạo áp lực rất lớn đối với các tỉnh nghèo, khó khăn về nguồn thu; Năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là cấp xã)
Tại Phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025;... đại biểu Phạm Đình Thanh đã phát biểu tham gia 5 ý kiến đề nghị Chính phủ có giải pháp thiết thực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Sớm chỉ đạo hoàn thành việc rà soát, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp đã bị cắt các chính sách này do việc điều chỉnh danh sách các xã, thôn, khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Sớm rà soát và bổ sung các chính sách quy định phù hợp hơn đối với công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nuôi trồng dược liệu dưới tán rừng; Quan tâm, chỉ đạo giải quyết sớm đối với các nội dung đề nghị của tỉnh Kon Tum đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại Thông báo số 376 ngày 13/9/2023 của Văn phòng Chính phủ;... Đồng thời đại biểu Phạm Đình Thanh đã gửi văn bản tham gia 9 ý kiến, kiến nghị khác đến Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp báo cáo Quốc hội.
các ĐBQH tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp thứ 6
Đại biểu Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 3 ý kiến về kết quả công tác xây dựng pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội qua nửa nhiệm kỳ Quốc hội; những vấn đề về mặt xã hội cần quan tâm; những giải pháp để giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống và định hướng, hoàn thiện các giá trị đạo đức mới.
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã cùng 21 đại biểu Quốc hội các tỉnh Thái Nguyên, Đắk Nông và Long An tiến hành 01 buổi thảo luận tại Tổ 7 đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên thảo luận này, đại biểu Trần Thị Thu Phước đã phát biểu tham gia 3 ý kiến về đề nghị bổ sung quy định về việc mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Đề nghị loại bỏ quy định tại khoản 3 Điều 37 và Điều 135 dự thảo Luật, vì các quy định này không hợp lý và vi phạm quyền tự do đi lại của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền của người sử dụng lao động;...