banner
Thứ 6, ngày 22/11/2024
Các Bộ, ngành Trung ương trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum sau kỳ họp thứ 5, 6- Quốc hội khóa XIII
19-11-2014
1. Cử tri đề nghị sửa đổi Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng theo hướng tăng nặng mức hình phạt do vi phạm quy định về kiểm tra hoặc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự cho phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống. Vì mức phạt 300.000 đ đối với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng như hiện nay là quá nhẹ, không mang tính răn đe, không đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật”.

* Bộ Quốc phòng trả lời:

Ngày 09/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng; theo quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quốc phòng đã được nâng lên cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Từ Điều 4 đến Điều 9 của Nghị định này quy định mức xử phạt đối với các hành vi, vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS): Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các hành vi: Đăng ký lần đầu, đăng ký tuổi 17, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị.

- Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện NVQS: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi: Không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung sơ tuyển mà không có lý do chính đáng.

- Vi phạm các quy định kiểm tra, khám sức khỏe NVQS:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với các hành vi: vắng mặt tại địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các hành vi. Người được khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả khám sức khỏe, đưa hối lộ nhân viên y tế, cán bộ nhân viên y tế cố ý làm sai lệch kết quả khám sức khỏe.

- Vi phạm quy định về nhập ngũ: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vắng mặt tại nơi tập trung mà không có lý do chính đáng.

- Vi phạm quy định về phục vụ tại ngũ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Đào ngũ, chứa chấp bao che đào ngũ.

- Vi phạm quy định về khác: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: Không tạo điều kiện cho công dân đăng ký NVQS, sơ tuyển, khám sức khỏe, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: Cản trở người thi hành nhiệm vụ đăng ký NVQS, sơ tuyển, khám sức khỏe, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Không báo cáo công dân tuổi 17, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội từ đủ 18 đến 40 tuổi, số lượng quân nhân dự bị theo quy định.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành NVQS trở về cơ quan cũ làm việc.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phải khắc phục hậu quả, chấp hành các quy định theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương; nếu vẫn tiếp tục vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ vào Bộ Luật hình sự để thực hiện.

Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính chỉ là một biện pháp hỗ trợ. Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng xã hội trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòng đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quần chúng và nhân dân trong việc tuyên truyên, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân và con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy đinh của Pháp luật.

 

2. Cử tri đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm nâng mức giao khoán quản lý bảo vệ rừng lên 300.000 đng/ha đ bảo đảm cuộc sng cho người nhận khoán và nâng cao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:

 Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/6/2013 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng quy định:

a) Mức khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, trong đó mức khoản bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên bình quân là 200.000 đồng/ha/năm.

Mức khoán cụ thể do Bộ, ngành (đi với diện tích rừng thuộc các Bộ, ngành quản lý) hoặc UBND cấp tỉnh (đổi với diện tích rừng thuộc địa phương quản lý) quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế và phải được công bố công khai hàng năm v mức khoán, diện tích khoán để bên nhận khoán biết.

b) Ngoài mức khoản chung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, tùy theo điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định h trợ thêm kinh phí cho khoản bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

Do đó, UBND tỉnh Kon Tum có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đối tượng, quyết định mức khoán bảo vệ rừng cho phù hợp, góp phần bảo đảm cuộc sống cho người nhận khoán và nâng cao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

 

3. Cử tri đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét, điều chỉnh Bộ tiêu chí của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo hướng có các Bộ tiêu chí cho từng vùng miền nói chung và Bộ tiêu chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 là cơ sở để các xã đánh giá thực trạng phát triển của địa phương mình và xác định phương hướng để thực hiện. Mức độ đạt chuẩn của các tiêu chí đã được phân theo 7 vùng sinh thái.

Trên cơ sở phản ánh của các địa phương, ngày 20 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí về thu nhập cơ cấu lao động, chợ, giáo dục và y tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện tiêu chí nông thôn mới sát với thực tiễn hơn về cách hiểu và cách đánh giá mức độ đạt chuẩn có tính đến các yếu tố vùng, miền (thay thế Thông tư s 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương, hiện nay các Bộ, ngành có liên quan đang tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp thực tế từng vùng, miền, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tổ chức thực hiện như: Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí văn hóa, tiêu chí giao thông...

4. Cử tri đề nghị sớm đu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thị trấn Đăk Glei, tỉnh Kon Tum về đường H Chí Minh đi qua thị trn Đăk Glei hiện nay đi qua trung tâm thị trn là đường 2 chiu, mặt đường hẹp, quanh co, nhiều điểm thắt cổ chai... tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

* Bộ Giao thông vận tải trả lời:

Đây là đoạn tuyến thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) đã được đầu tư hoàn thành từ năm 2007, với quy mô 2 làn xe tiêu chuẩn cấp III miền núi phù hợp với Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 và theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11.

Tuy nhiên, đoạn tuyến qua thị trấn Đăk Glei có địa hình phức tạp còn nhiều tiềm ẩn không đảm bảo giao thông. Do vậy, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chức lại giao thông, tăng cường bảo trì đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

 

5. Cử tri đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA Đường HCM giải quyết một s vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng tỉnh lộ 673 tỉnh Kon Tum gm:

- Đẩy nhanh tiến độ thi công tnh lộ 673 tỉnh Kon Tum đoạn từ đường HCM đến khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei tỉnh Kon Tum dài khoảng 10 Km.

- Xem xét hỗ trợ những hộ dân có diện tích ruộng bị ảnh hưởng gián tiếp do thi công công trình như bị sạt lở, bồi đắp...

- Có giải pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng, sạt lở tại một số vị trí thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa bão trong những năm qua như giải pháp ổn định mái ta luy dương tại các vị trí này.

* Bộ Giao thông vận tải trả lời:

- Về nội dung: Đẩy nhanh tiến độ thi công tỉnh lộ 673 tỉnh Kon Tum đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến khu di tích lịch sử ngục Đắk Glei tỉnh Kon Tum dài khoảng 10 km.

Tỉnh lộ 673 đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến khu di tích lịch sử ngục Đắk Glei tỉnh Kon Tum dài 10,8 km (thuộc gói thầu số 25 hạng mục BVH giai đoạn 1), được thiết kế đường cấp 6 miền núi, nền 6m, mặt 5,5m, mặt đường BTXM dày 18cm. Những vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công là do mùa mưa kéo dài, nguồn vốn bố trí chưa đủ, mặt bằng bàn giao đến tháng 8/2012 mới xong. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA Đường HCM thường xuyên đôn đốc nhà thầu khắc phục khó khăn, tranh thủ thời thiết thuận lợi tập trung nhân vật lực, nguồn lực thi công để đạt tiến độ đề ra. Hiện nay, dự án đã thi công được khoảng 90% khối lượng, dự kiến sẽ hoàn thành trong Quý 1/2014.

- Về nội dung: Xem xét hỗ trợ những hộ nông dân có diện tích ruộng bị ảnh hưởng gián tiếp do thi công công trình như sạt lở, bồi lấp...

Ban QLDA Đường HCM đã phối hợp cùng Hội đồng bồi thường GPMB huyện Đắk Glei để giải quyết hỗ trợ những hộ nông dân có diện tích ruộng bị ảnh hưởng gián tiếp do thi công công trình như sạt lở, bồi đắp...Theo báo cáo của Ban QLDA Đường HCM, nội dung này đã được UBND huyện Đắk Glei giải quyết đền bù tại Quyết định số 1861/2012/QĐ-ƯBND ngày 10/12/2012.

- Về nội dung: Có giải pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng, sạt lở tại một s vị trí thưòng xuyên bị sạt lở trong mùa mưa bão trong những năm qua như giải pháp ổn định mái ta luy dương tại các vị trí này.

Trong mùa mưa bão năm 2013 vừa qua, tỉnh lộ 673 đã phát sinh 03 điểm sụt lở, Ban QLDA Đường HCM đã chỉ đạo Tư vấn thiết kế phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý khắc phục, đến nay các vị trí sạt lở này đã ổn định./. (TM t/h)

  
Tin liên quan:
Icon Các bộ, ngành Trung ương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri
Icon UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X
Icon Rừng thông 35 năm tuổi “kêu cứu”
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE