banner
Chủ nhật, ngày 5/1/2025
VỀ VẤN ĐỀ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
17-4-2017
Vấn đề bình đẳng về giới trong quá trình xây dựng luật đã được xác định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó các dự án luật khi xây dựng trình quốc hội ban hành phải có nội dung về bình đẳng giới, dự thảo luật doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thấy đề cập đến nội dung về bình đẳng giới, bởi vậy đề nghị bổ sung định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trong phần diễn giải từ nghữ hoặc khái niệm định nghĩa của dự thảo luật, đồng thời bổ sung vào các nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại điều 5 một khoản quy định về sự bình đẳng giới, như sau: 8. Đảm bảo bình đẳng giới trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoặc là: Doanh nghiệp được lừa chọn tham gia hỗ trợ là doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất các điều kiện trong so sánh với các doanh nghiệp khác, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ.
VỀ VẤN ĐỀ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.

Luật bình đẳng giới đã được quốc hội thông qua đã yêu cầu lồng ghép các nội dung bình đẳng giới vào các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2351 ngày 24 tháng 12 năm 2010 cũng xác định mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ đạt 30% vào năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020.

 Nghị quyết 11 của bộ chính trị năm 2007 về công tác nữ giới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã xác định nhiệm vụ đối với chính phủ và các nghành chức năng, nhiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện phát triển của phụ nữ cụ thể là cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Nghị định 56 của chính phủ năm 2009 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định : Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nước là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh té xã hội, phát triển nghành địa bàn và được bố trí trong kế hoạch hàng năm, ưu tiên chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ. Tuy nhiên đến nay việt nam chưa có định nghĩa khái niệm hay quy định tiêu chí nào cụ thể nào về doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, điều này gây khó khăn cho cả phía cơ quan quản lý, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và là trở ngại cho việc xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ cung như việc lợi dụng các ưu đãi của nhà nước cho doanmh nghiệp do nữ làm chủ. ở các nước trên thế giới đã có nhiều khái niệm về doanh nghiệp do nữ làm chủ, như ở Mỹ, Canada, quan niệm doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp có sở hữu của phụ nữ từ 51% trở lên và được điều hành hang ngày bởi một hoặc nhiều phụ nữ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập.

 Hiện nay trong dự thảo luật chưa có phần nào nêu định nghĩa hoặc khái niệm hay tiêu chí hoặc giải thích thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, vậy đề nghị trong phần diễn giải từ ngữ, các khái niệm định nghĩa của dự thảo luật nên cân nhắc bổ sung định nghĩa khái niệm tiêu chí này, cung có thể sử dụng định nghĩa của IFC nhằm đảm bảo tính siwr hữu và điều hành quản lý trực tiếp thực sự của phụ nữ trong doanh nghiệp đó là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ là các doanh nghiệp có vốn sở hữu của phụ nữ chiếm ít nhất 26% và do ít nhất một phụ nữ quản lý điều hành hàng ngày, việc sử dụng định nghĩa này là phù hợp với thực tiễn hiện nay ở việt nam, trên thực tế hiện nay vẫn có những doanh nghiệp do phụ nữ đứng tên trên đăng ký kinh doanh nhưng lại không tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp đó có thể là của chồng hoặc của người thân trong gia đình, bên cạnh đó do yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa từ xưa, vẫn còn tồn tại những định kiến về giới.. nên phụ nữ có sở hữu tài sản thấp hơn nam giới, việc quy định tỷ lệ vốn sở hữu 26% như trên là thích hợp.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia 2 Dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
Icon Hoạt động trong tháng 4/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp 3 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động trong tháng 3/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật cảnh vệ
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Icon Hoạt động trong tháng 01 và 02/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Chương trình công tác năm 2017 của Đoàn ĐBQH tỉnh
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE