banner
Thứ 7, ngày 27/4/2024
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
15-6-2018
Ngày 13/6/2018 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tại các phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Rơ Châm Long (A Long) và 43 đại biểu Quốc hội cả nước phát biểu ý kiến, 11 đại biểu tranh luận về Phạm vi điều chỉnh; Về thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước; Về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản thu nhập; Về tài sản, thu nhập; Về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc; Các hành vi tham nhũng; Các hành vi bị nghiêm cấm; Trách nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc các cấp, vai trò giám sát của nhân dân; Về trách nhiệm giải trình; Về quy tắc ứng xử tặng quà, nhận quà tặng; Về chuyển đổi vị trí công tác; Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập v.v.... Đại biểu Quốc hội Rơ Châm Long đã phát biểu tham gia 3 ý kiến vào dự án luật này Về quy tắc ứng xử của người có quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Về thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập; Về xử lý tài sản tham nhũng.
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án  Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Theo đại biểu Quốc hội Rơ Châm Long, về quy tắc ứng xử của người có quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tại Điều 20 khoản 3, có quy định "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được làm những việc quy định tại khoản 2 điều này, các việc sau" và điều luật không được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí những người thân thích, bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ, con nuôi. Tại các điểm a, b khoản 3, các đối tượng quy định tại các điểm này còn thiếu một đối tượng nữa đó là cháu ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, vì đây là đối tượng thân thích mà nếu tuyển dụng, bổ nhiệm hay bố trí những việc phụ trách làm công tác cán bộ, tài vụ, kế toán, thủ kho, thủ quỹ hay thành viên góp vốn chi phối tại doanh nghiệp đều có thể dẫn đến tham nhũng hoặc nhũng nhiễu. Do vậy đại biểu Rơ Châm Long đề nghị bổ sung thêm đối tượng là cháu ruột vào điểm a, b khoản 3 Điều 20 của dự thảo luật.

Xử lý tài sản tham nhũng luôn là vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm. Chúng ta biết rằng tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đấu tranh chống tham nhũng không chỉ là cán bộ, công chức và các tổ chức thành viên mà cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải lấy phòng là chính. Đại biểu Rơ Châm Long đề nghị không sử dụng cụm từ "nói không với tham nhũng" vào trong dự thảo luật, vì đây không phải là hành văn pháp lý…/.

 

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ ba của kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV
Icon Quốc hội thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ hai của kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV
Icon Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV
Icon Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước
Icon Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE