banner
Chủ nhật, ngày 5/5/2024
Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận ở tổ về một số cơ chế, chính sách đặc thù
28-10-2023
Chiều ngày 27/10/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tham gia thảo luận tại tổ cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Nguyên, Long An, Đăk Nông về 02 nội dung: Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận ở tổ về một số cơ chế, chính sách đặc thù
Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu. Ảnh: VM

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tán thành về sự cần thiết đối với các nội dung trình và cho rằng trong các các tờ trình của Chính phủ đã nói rõ. Đồng thời, đại biểu Tám cho rằng ở đây có hai cơ chế đặc thù, đó là cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và cơ chế áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Đối với cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong thực tế đã vướng lâu rồi. Cho nên đại biểu đề nghị là khi cho nhà đầu tư thi công thì không phải thực hiện thủ tục theo Luật Khoáng sản, vì vậy việc thí điểm này là cần thiết.

Về cơ chế áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, đại biểu Tám cho rằng khi dự án đường giao thông đi qua đất rừng, đất trồng lúa thì phải dừng lại để làm thủ tục chuyển đổi theo Luật Lâm nghiệp... Thực tế này cũng đang vướng và các địa phương đã kiến nghị rất nhiều. Thực ra, khi mở tài liệu, bản đồ ra thì đất rừng, nhưng trên thực tế không phải là đất rừng; trong quy hoạch, trong bản đồ thì đó vẫn là đất rừng, vì do trước đây các địa phương đo đạc, khảo sát, do phương tiện...không được sát nên đề nghị và công nhận đó là đất rừng. Khi công nhận đất rừng rồi, nhưng thực tế không có rừng thì bây giờ dừng lại làm thủ tục chuyển đổi, thực tế có những chỗ không thể chuyển đổi. Hay là đất trồng lúa như ở đồng bằng sông Cửu Long mà dự án đi qua thì cũng phải làm thủ tục chuyển đổi. Nhân thể chúng ta làm cơ chế đặc thù, trong này có cơ chế cho việc khoáng sản thông thường thì nên chăng chúng ta có một chính sách đặc thù về việc này. Có nghĩa là khi dự án đó được phê duyệt thì thống nhất luôn cả việc chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa mà không cần làm thủ tục. Nên nghiên cứu bổ sung chính sách đó theo hướng khi dự án đường giao thông đi qua đất rừng, đất trồng lúa, nếu như đã phê duyệt dự án thì phê duyệt luôn việc chuyển đổi từ đất rừng, từ đất trồng lúa, có nghĩa là công nhận luôn là dự án đã được phê duyệt thì không làm thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa. Có như thế để dự án được thực hiện nhanh hơn.                                                                             

CTQH  
Tin liên quan:
Icon Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Icon Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm một số vấn đề về kinh tế-xã hội của đất nước
Icon Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 6
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia các dự án luật
Icon Một số kết quả tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV
Icon Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư công trình thuỷ điện Đăk Đrinh
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh TXCT trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại thị trấn Đăk Glei
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh TXCT trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại xã Tu Mơ Rông và Ya Xiêr
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE