banner
Thứ 6, ngày 27/12/2024
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
3-6-2019
Sáng ngày 03/6/2019, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020; Việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát  của Quốc hội năm 2020
Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phát biểu

Tại phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám và   10 đại biểu Quốc hội khác đã phát biểu tham gia ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Về số lượng chuyên đề giám sát, đại biểu Tô Văn Tám tán thành với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chọn một chuyên đề. Tại kỳ họp thứ 9 (tổ chức trong tháng 5 và 6/2020) về nội dung chuyên đề giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến đưa ra 2 chuyên đề để Quốc hội lựa chọn. Thứ nhất là thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Thứ hai là việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Đại biểu Tô Văn Tám nhận thấy việc lựa chọn chuyên đề 1 thấy là cần thiết, bởi vì hiện tại, trẻ em của chúng ta chiếm 1/4 dân số. Trẻ em được xác định, được nhận thức là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Do vậy, trẻ em cần phải được coi là những công dân đặc biệt, được nhà nước gia, đình và xã hội chăm sóc, tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, đảm bảo quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và quan tâm. Nước ta là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đã ban hành 22 văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em, liên quan đến trẻ em.

Chính sách pháp luật về trẻ em hiện nay không chỉ quan tâm giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà còn chú trọng việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ tổn hại đến trẻ em, đã và đang thực hiện có hiệu quả. Nhưng quá trình thực hiện bảo vệ trẻ em trước những tổn hại còn nhiều vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm, đó là bạo lực trẻ em. Trẻ em vừa bị bạo lực trong gia đình, vừa bị bạo lực trong nhà trường và ngoài xã hội, tình trạng này đang xảy ra nghiêm trọng, các vụ bạo lực mà các bậc cha mẹ, thầy cô, bạn bè gây ra cho trẻ em trong chính gia đình, trường học, nơi coi là hàn gắn những tổn thương của xã hội bằng tình yêu thương, không phân biệt đối xử, tôn trọng phẩm giá, danh dự, nhân phẩm. Hành vi bạo hành bao gồm cả thể chất và tinh thần, trẻ em bị bạo hành ờ tất cả các giai đoạn của tuổi thơ. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy khoảng 68,4% trẻ em từ độ tuổi 1 - 14 đã từng bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bạo hành ở nhà, có khoảng 20% trẻ em 8 tuổi bị trừng phạt thân thể ở trường học. Trẻ em không chỉ bị bạo lực mà còn bị xâm hại tình dục, thống kê cho thấy, từ năm 2011- 2015 có 5300 vụ xâm hại tình dục được phát hiện và xử lý, năm 2018 có 1.269 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện và xử lý, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trẻ em còn bị bóc lột, mặc dù Luật trẻ em quy định rõ trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột lao động, không phải lao động trước tuổi, lao động quá thời gian hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. Trên thực tế, tình trạng lao động của trẻ em còn nhiều bức xúc (Một khảo sát cho kết quả có khoảng 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện độc hại với mức lương công rẻ mạt, phải làm việc trong môi trường không đảm bảo sức khỏe và thời gian làm việc bị ép từ 11-12 tiếng, thậm chí 16 tiếng/ngày). Trẻ em còn là nạn nhân của buôn bán người, bị bỏ rơi, sát hại. Tình trạng buôn bán người hiện nay xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, có xu hướng gia tăng. Một bộ phận bị buôn bán trong nước, một bộ phận bị buôn bán ra nước ngoài, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, vô thừa nhận.

Để nội dung giám sát được rộng hơn, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị xem xét đặt vấn đề nội dung chuyên đề là “việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em” vì phòng, chống xâm hại trẻ em là một nội dung trong bảo vệ trẻ em. Luật trẻ em của chúng ta có quy định bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp đảm bảo để đảm bảo cho trẻ em được sống an toàn, khỏe mạnh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Lựa chọn nội dung bảo vệ trẻ em thì phạm vi rộng hơn.

 

Hồ Nam-VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ hai của kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV
Icon QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV
Icon Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp
Icon VÀI VẤN ĐỀ QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
Icon VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CHO PHẠM NHÂN LAO ĐỘNG TRONG DỰ THẢO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ (Sửa đổi)
Icon Hoạt động trong tháng 5 và 6/2019 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE