VÀI VẤN ĐỀ QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
20-5-2019
Về các biện pháp kiểm soát rượu, bia trong dự thảo luật, rượu bia không phải là hàng hóa tiêu dùng bình thường, vì gây nhiều tác hại về mặt sức khỏe, kinh tế xã hội nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp rượu, bia lại phụ thuộc vào việc mở rộng thị trường, điều này mâu thuẫn với mục tiêu y tế công cộng là giảm cầu, nên quyền lợi y tế công cộng và quyền lợi của doanh nghiệp là không dung hòa, để đạt được mục tiêu của luật, các nội dung của luật cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc lấy sức khỏe cộng đồng làm ưu tiên số một, áp dụng các chính sách tốt trong kiểm soát tiêu dùng, mà tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo đó là: thuế và giá, kiểm soát quảng cáo và tiếp thị, kiểm soát tính sẵn có, do chính sách thuế được điều chỉnh trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong dự thảo luật còn hai chính sách có hiệu quả và quan trọng nhất là, quảng cáo và tiếp thị, nếu nội dung này yếu thì luật sẽ ít phát huy tác dụng trong thực tiễn.
Bởi vậy nên áp dụng đồng loạt các quy định về kiểm soát quảng cáo đối với tất cả sản phẩm rượu, bia dưới 15 độ. Bổ sung quy định cấm quảng cáo rượu, bia trên báo in. Bổ sung quy định không cho phép quảng cáo rượu, bia trên intenet, mạng xã hội, bởi các quy định này trong dự thảo hiện nay đang tồn tại một số hạn chế đó là: Luật phân chia độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm dưới 5,5 độ đến dưới 15 độ trong đó các quy định kiểm soát quảng cáo đối với sản phẩm có độ cồn dưới 5,5 độ lỏng lẻo hơn so với sản phẩm có độ cồn từ 5,5 đến dưới 15 độ. Điều này dẫn đến sẽ bỏ ngỏ phần lớn các sản phẩm rượu, bia trên thị trường có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ, cần lưu ý rằng 97% lượng cồn nguyên chất tiêu thụ ở Việt Nam là từ bia, bên cạnh đó theo số liệu của Bộ Công thương, sản lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam đã và đang trên đà gia tăng một cách báo động từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên tới 4,7 tỷ lít năm 2018, nếu luật nới lỏng các quy định kiểm soát quảng cáo đối với sản phẩm có nồng độ cồn dưới 5,5% chủ yếu là bia, sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi tiêu dùng rượu bia, đặc biệt là giới trẻ, dự thảo luật cũng không có hạn chế nào với quảng cáo trên báo in, ngoại trừ sản phẩm dành cho trẻ em, điều này sẽ khiến báo in sẽ được sử dụng để quảng cáo rộng rãi. Không cấm quảng cáo trên internet, mà chỉ yêu cầu có hệ thống công nghệ kiểm soát tuổi của người truy cập, chiến lược toàn cầu của tổ chức y tế thế giới về kiểm soát rượu, bia đã nêu rõ, hoạt động quảng cáo tiếp thị trên mạng internet đang xuất hiện như một mối quan ngại lớn. Khi quảng cáo trên internet và mạng xã hội được thực hiện, thì không chỉ tác động tới đối tượng là người trưởng thành, mà còn là nhóm thiếu niên và trẻ em. Trong thời đại bùng nổ thông tin trên internet và mạng xã hội hiện nay, công nghệ chắt lọc tuổi là không đủ để ngăn ngừa thanh, thiếu niên và trẻ em tiếp xúc với thông tin quảng cáo. Bên cạnh đó trong bối cảnh thắt chặt hơn đối với việc quảng cáo trên một số kênh truyền thông, việc bỏ ngỏ kiểm soát phương tiên truyền thông hiện đại như internet, và mạng xã hội sẽ khiến cho hoạt động quảng cáo trên loại hình mới này sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn. Trên thế giới đã có 89 quốc gia có những quy định kiểm soát quảng cáo trên internet, trong đó có 30 quốc gia cấm hoàn toàn quảng cáo đối với rượu bia trên internet như Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Lào vv..
Vấn đề nguồn lực tài chính cho phòng chống tác hại của rượu, bia, cần có nguồn lực tài chính bền vững, cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe, cần sử dụng phương án ít nhất cần trích 0,5% từ tổng thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, và tập trung về ngân sách trung ương, để tổng hợp trong dự toán ngân sách báo cáo Quốc hội phê duyệt theo quy định.
Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn do các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, ung thư … tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm đã gia tăng một cách đáng báo động, từ 43,6% năm 1976 lên 71,6% năm 2010, tử vong do các bệnh không lây nhiễm ước tính chiếm 73% tổng số tử vong, do tất cả các nguyên nhân trên cả nước, do gánh nặng gia tăng các bệnh không lây nhiễm, tổng chi tiêu cho y tế trên GDP của nước ta đã lên mức 9,5% cao nhất trong khu vực ASEAN, một nửa gánh nặng rơi vào ngân sách nhà nước, nửa còn lại rơi vào các quỹ bảo hiểm, phần lớn những nạn nhân của các bệnh không lây nhiễm là người nghèo, vì thế đe dọa những thành tựu xóa đói giảm nghèo bền vững mà chúng ta đã đạt được, cũng như sự an toàn của Quỹ bảo hiểm y tế và là gánh nặng cho ngân sách quốc gia./.