banner
Thứ 6, ngày 27/12/2024
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)
27-5-2019
Sáng ngày 24/5/2019, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) .
Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến  khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

Tại phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám và 18 đại biểu Quốc hội khác đã phát biểu và 3 đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận về Phạm vi điều chỉnh; Nội dung quản lý thuế; Đối tượng áp dụng; Nguyên tắc quản lý thuế; Xóa nợ thuế; Quyền của người nộp thuế; Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngành công an, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát; Tòa án;…

Đại biểu Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 4 ý kiến vào dự án luật này về Thẩm quyền xóa nợ; Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên …

Theo đại biểu Tô Văn Tám, về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế quy định ở Điều 50. Chúng tôi thấy điểm b khoản 2 quy định, so với số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề quy mô tại địa phương, trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác. Ở đây vấn đề thực tế đặt ra, trong nước có nhiều địa phương khác nhau thì có những điều kiện, trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, mức sống khác nhau, mức sinh hoạt khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, thành phố thì phát triển hơn nông thôn, thành phố đô thị lớn khác với miền núi và Tây Nguyên. Nếu so sánh, lấy điểm chung như thế cho một tỉnh Tây Nguyên, miền núi áp với điều kiện của thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh là khó. So sánh ở đây nên chăng so sánh với địa phương khác nhưng tương đồng về điều kiện kinh tế. Nếu thống nhất như vậy, đề nghị bổ sung vào là so sánh địa phương khác mà tương đồng về điều kiện kinh tế, như thế sẽ dễ áp dụng. Tức là trong cùng một tương đồng điều kiện kinh tế với nhau thì so sánh dễ thực hiện.

Về kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. Khoản 1 Điều 109 quy định, kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ khai thuế, hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện. Ở đây chữ "còn điều kiện" không rõ, cho nên cần xem lại câu này. Vấn đề đặt ra ở đây là gì, vấn đề nào cần thiết và khi nào cần thiết, ở đây không nêu rõ. Trong trường hợp cần thiết mà không quy định rõ thế nào thì dễ bị tùy tiện. Theo tôi, thanh tra, kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý. Trong lãnh đạo của Đảng đề ra chủ trương, đường lối, trong quản lý nhà nước đề ra chính sách, tổ chức thực hiện pháp luật là khâu thứ hai và khâu thứ ba là kiểm tra thanh tra. Như vậy, thanh tra, kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý. Là một khâu thì có thể làm thường xuyên hoặc định kỳ, không phải khi nào thấy cần thì làm. Do vậy, để tránh tùy tiện, phải quy định khi nào cần thiết, theo tôi nó là một khâu của quá trình quản lý nên bỏ từ "cần thiết" đi và chỉ quy định cần kiểm tra như vậy là đủ. Như vậy, cho kiểm tra nhưng phải quy định điều kiện kiểm tra để tránh lạm dụng kiểm tra.

Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, tại khoản 2 Điều 133 quy định giá trị tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền được ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế. Quy định như vậy để tránh lạm dụng, nhưng chỉ phù hợp trong điều kiện bình thường. Trong thực tế, số tiền quy định trong thuế nhỏ hơn rất nhiều tài sản kê biên, thứ hai là số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế lớn hơn rất nhiều so với tài sản kê biên. Như vậy tài sản có lớn hơn rất nhiều so với tài sản cần kê biên. Ví dụ, kê biên 300 triệu nhưng có tài sản 1 tỷ hoặc 2 tỷ hoặc kê biên 1 tỷ nhưng trong tài sản chỉ có 100 triệu, trong điều kiện không có tài sản nào khác, nếu quy định như vậy thì thuế rất khó cưỡng chế, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng nên quy định theo hướng mở để trong trường hợp tài sản cao hơn hay thấp hơn số tiền phải cưỡng chế thì chúng ta vẫn có thể cưỡng chế được trong trường hợp chúng ta không có tài sản nào khác…

Hồ Nam-VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp
Icon VÀI VẤN ĐỀ QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
Icon VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CHO PHẠM NHÂN LAO ĐỘNG TRONG DỰ THẢO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ (Sửa đổi)
Icon Hoạt động trong tháng 5 và 6/2019 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Icon MẤY VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC (Sửa đổi)
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát tại UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Kon Tum
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy tại Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE