banner
Thứ 7, ngày 11/1/2025
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong năm 2014
22-1-2015
Trong năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tập trung thực hiện những hoạt động trọng tâm sau đây:
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong năm 2014
Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII

- Về công tác giám sát: Trong năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiến hành 4 cuộc giám sát chuyên đề về: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012; Tình hình thực hiện Quyết định 1178/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã Biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2015 và Quyết định 1179/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Lào thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum đến năm 2015; Tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển  kinh tế -  xã hội 5 năm 2011-2015; Tình hình thực hiện Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và bước đầu thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh  05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Đồng thời tiến hành 2 cuộc khảo sát tình hình thực hiện trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương về tập trung giải quyết vấn đề trồng rừng thay thế, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các công trình thuỷ điện trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 40/2012/QH13 của Quốc hội (chuyển từ kế hoạch năm 2013 sang năm 2014); Tình hình đầu tư xây dựng công trình đường tuần tra biên giới đoạn qua địa bàn tỉnh Kon Tum.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp với Đoàn giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội giám sát tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; Phối hợp với Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc của Quốc hội giám sát thực hiện chương trình bố trí, ổn định dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do tại tỉnh Kon Tum; Phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum giám sát việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và khảo sát tình hình thực hiện đầu tư các dự án thuỷ điện trên địa bàn 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Hà…

Hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong năm 2014 đã đạt được kết quả theo chương trình, kế hoạch đề ra, có tác dụng thực sự, chỉ rõ các mặt ưu điểm, đồng thời kiến nghị khắc phục những khuyết điểm, tồn tại (kiến nghị với các cấp có thẩm quyền 63 ý kiến kiến nghị, trong đó kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương 34 ý kiến và các cơ quan nhà nước trong tỉnh 29 ý kiến) cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh về pháp luật, cơ chế chính sách và chỉ đạo điều hành công việc của địa phương.

Tại kỳ họp thứ bảy và thứ tám, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã nghiên cứu, giám sát các báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Báo cáo về công tác dân nguyện, tiếp công dân; các Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; ngân sách nhà nước và các báo cáo khác của Chính phủ;… Các báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012 và việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của các cơ quan của Quốc hội. Các báo cáo công tác của Chính phủ; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;...

Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã chất vấn bằng văn bản và trực tiếp tại Hội trường đối với 10 vị Bộ trưởng (Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương, Lao động -Thương binh và Xã hội, Tài nguyên - Môi trường, Công an, Ngân hàng nhà nước và Nội vụ) về: Các giải pháp căn cơ để khắc phục tồn tại của ngành nông nghiệp trong những năm qua như tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, giá đầu vào của nông sản cao, nhiều sản phẩm do nông dân làm ra để tiêu thụ giá cả bấp bênh có xu hướng giảm, những yếu kém cố hữu của nông nghiệp chậm được khắc phục (sản xuất nông hộ nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, suy giảm nguồn lực); Giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm hạnh kiểm trong học sinh phổ thông theo thời gian cấp học; Chất lượng giáo dục đại học; Dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thực trạng đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số theo Quyết định 1956 đạt thấp; Kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình đường tuần tra biên giới đất liền; Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp; Thực trạng và nguyên nhân của việc trốn thi hành án hình sự; Tình hình nợ xấu của các ngân hàng; Vấn đề nâng cao chất lượng trồng rừng và giá trị rừng sản xuất; Công tác tái định cư ở vùng biên giới, vùng có thiên tai và vùng có các công trình thủy điện;… 

- Về công tác xây dựng pháp luật, Trong năm 2014 theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong tỉnh tổ chức cho các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, nhân dân trong tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào 30 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân - gia đình, Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật nhà ở (sửa đổi); Luật đầu tư (sửa đổi); Luật doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề; Luật căn cước công dân; Luật hộ tịch;... Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia tham gia 5 dự án Luật hộ tịch; Luật nhà ở (sửa đổi); Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật đầu tư công và Luật xây dựng (sửa đổi). Đồng thời lấy ý kiến ngành chuyên môn về 6 dự án Luật công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật hộ tịch; Luật tổ chức Chính quyền Địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Những ý kiến tham gia góp ý vào các dự án luật đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tập hợp báo cáo lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi tới cơ quan soạn thảo đúng thời gian quy định.

Tại kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã tập trung nghiên cứu, tham gia 58 lượt ý kiến phát biểu thảo luận tại Hội trường và tại Tổ (16 lượt phát biểu tại Hội trường, 42 lượt phát biểu tại Tổ) đối với các dự án luật: Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề; Luật công an nhân dân (sửa đổi); Luật nhà ở (sửa đổi); Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;... ngoài ra, còn có một số đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã đăng ký phát biểu tại hội trường, nhưng do thời gian có hạn nên không phát biểu tại hội trường được, đại biểu đã gửi ý kiến tham gia của mình lại cho Đoàn thư ký kỳ họp để tổng hợp chung.

- Về công tác tiếp xúc cử tri, Trong năm 2014 để thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định rõ thời gian, địa điểm và phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh và các cơ quan hữu quan của tỉnh Kon Tum tổ chức cho các đại biểu trong Đoàn tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp thứ bảy và thứ tám (4 đợt, với 40 cuộc tiếp xúc tại 9/9 huyện, thành phố). Trong quá trình tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội tỉnh đã thực hiện đầy đủ việc báo cáo chương trình, kết quả các kỳ họp với việc báo cáo kết quả hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Mặt khác, chủ động tuyên truyền, phố biến sâu rộng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội thông qua, cho ý kiến tại các kỳ họp này; động viên cử tri chấp hành pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời tiếp thu và giải đáp những ý kiến, kiến nghị và những vấn đề bức xúc mà cử tri đề cập. Đồng thời trước kỳ họp thứ tám, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã làm việc với UBND tỉnh Kon Tum và các sở, ngành liên quan để nghe và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Qua các hội nghị tiếp xúc cử tri năm 2014, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đã tiếp thu và phản ánh đến các cơ quan, tổ chức ở Trung ương 33 ý kiến và ở địa phương 31 ý kiến đề nghị xem xét, giải quyết và trả lời.

- Công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp, tham gia tổ chức 23 buổi tiếp công dân, tiếp 72 lượt người (trong đó tiếp công dân tại Trụ sở làm việc của Đoàn 14 buổi/tiếp 05 lượt người; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân 09 buổi/tiếp 67 lượt người). Tại các buổi tiếp công dân, đại biểu Quốc hội tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn, giải thích, trả lời công dân những nội dung thuộc thẩm quyền; tiếp nhận đơn, thư và xử lý theo theo quy định.

Thông qua công tác tiếp công dân và dịch vụ bưu chính, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận 68 đơn, thư các loại của công dân trong và ngoài tỉnh (13 đơn khiếu nại, 22 đơn tố cáo và 33 đơn, thư kiến nghị, phản ảnh, đề nghị khác). Qua xem xét Đoàn đại biểu Quốc hội đã hướng dẫn, trả lời công dân 07 đơn; chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết 07 đơn; lưu 54 đơn không đủ điều kiện xử lý. Số đơn do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời 6/7 đơn.

- Tham gia, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, KT-XH, ANQP, các hoạt động xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật./.

Hồ Nam  
Tin liên quan:
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
Icon Giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ sáu của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ tám
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ ba của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ ba của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần cuối của kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
Icon Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XIII
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIII
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE