VỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG
16-8-2017
Khái niệm hệ thống chính trị được sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (tháng 3 năm 1989), đó là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội mà qua đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội , và Đảng ta khẳng định: Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước đó chúng ta sử dụng phổ biến khái niệm chuyên chính vô sản, về thực chất hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau về bản chất chính trị, đó là đều nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân để hướng tới một nền dân chủ XHCN hoàn thiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam . Nghị quyết Đại hội IV của Đảng nêu: Chuyên chính vô sản là quyền làm chủ của nhân dân lao động được thực hiện bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị hiện nay của chúng ta cũng đang được vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Khi sử dụng khái niệm chuyên chính vô sản Đảng ta muốn nhấn mạnh tính giai cấp của vấn đề, khi sử dụng khái niệm hệ thống chính trị thì ngoài tính chất giai cấp còn nhấn mạnh tính nhân dân, tính dân tộc của nó .
Mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị được quy định rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lệ CNXH đó là : “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”. Như vậy quan điểm rõ ràng của đảng ta là coi việc hoàn thiện nền dân chủ XHCN đặt con người là vị trí trung tâm của sự phát triển, là một trong những nội dung trọng tâm của việc xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị, nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh .
Dân chủ XHCN xét về mặt bản chất là một hình thức chính trị Nhà nước của xã hội , thừa nhận quyền tự do dân chủ của công dân và nhân dân là chủ thể của quyền lực, tự do dân chủ gắn liền với pháp luật pháp chế. Dân chủ XHCN là quá trình kế thừa và phát triển liên tục của thành quả trí tuệ, giá trị của loài người, từ dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ nhân dân, và đỉnh cao là dân chủ XHCN, cộng sản chủ nghĩa. Đối với nước ta không trải qua dân chủ chủ nô (tuy nhiên dưới các triều đại phong kiền tiến bộ đều có thể hiện những quyền dân chủ của dân, như hội nghị diên hồng, hay các quy định tiến bộ dưới thời Hồng Đức... ), trong chế độ thực dân phong kiến chưa có dân chủ tư sản với những đặc trưng của nó, các nhà yêu nước đã tiếp cận và vận động dân chủ tư sản. Sau cuộc cách mạng mùa thu vĩ đại nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng xây dựng và thực hiện dân chủ nhân dân, tiến lên dân chủ XHCN. Bởi vậy từng bước thiết lập, mở rộng dân chủ thích hợp là từng bước đi phù hợp với từng hoàn cảnh của các giai đoạn cách mạng , nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN đó cũng là một nội dung quan trọng của đổi mới hệ thống chính trị. Các kỳ Đại hội đều xác định: “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới của hệ thống chính trị” và “ Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng Nhà nước và nhân dân... Xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ Đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế chính trị , văn hoá , xã hội”... ở đây quan điểm của đảng là hết sức rõ ràng , đổi mới hệ thống chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị mà là nhằm thực hiện dân chủ XHCN, cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống, kiện toàn về mặt tổ chức của nó, làm cho chế độ chính trị ở nước ta ngày càng vững mạnh, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất dân chủ XHCN. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nhằm thực hiện dân chủ XHCN không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng , nói cách khác là nền dân chủ XHCN ở nước ta do Đảng lãnh đạo, đó cũng là nguyên tắc hiến định “ Đảng cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.( Hiến pháp năm 2013), và như thế dân chủ trong đảng với dân chủ trong xã hội gắn bó với nhau không thể tách rời, và với tư cách là lực lượng lãnh đạo xã hội thì mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong Đảng, là điều kiện tiền đề để xây dựng, mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong xã hội. Và để phát huy dân chủ XHCN Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã xác định các giải pháp, mà trước hết là coi trọng lợi ích của nhân dân, dựa trên ý kiến của nhân dân để hoạch định đường lối chính sách của Đảng , cũng như xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước , đồng thời động viên tập hợp, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước quản lý xã hội, tham gia các công việc chung của đất nước trong các loại hình tổ chức thích hợp, được hưởng đầy đủ các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ trên các lĩnh vực chính trị, dân sự , kinh tế, văn hoá xã hội. Mặt khác tạo điều kiện để nhân dân tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị của mình đến Nhà nước, đây là quyền của công dân mà không phải là nghĩa vụ pháp lý, còn đối với Đảng và Nhà nước đó là trách nhiệm và là nghĩa vụ pháp lý nhằm tạo cơ chế tốt nhất để nhân dân thực hiện quyền này. Đồng thời tôn trọng tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, đề xuất xác đáng của nhân dân để đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước luôn phản ánh và thể hiện ý nguyện của nhân dân .