1. Cử tri đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ huyện Đăk Glei vốn để đầu tư xây dựng công trình đường giao thông huyện lộ 88 đoạn từ xã Xốp đến trung tâm huyện để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Xốp nói riêng và 04 xã phía Bắc huyện Đăk Glei (Mường Hoong; Ngọc Linh; Đăk Choong và xã Xốp) nói chung vì ngân sách huyện không có khả năng đầu tư.
Trả lời:
Dự án đường giao thông huyện lộ 88, đoạn từ xã Xốp đến trung tâm huyện Đăk Glei (thuộc dự án Đường giao thông từ trung tâm thị trấn Đăk Glei đến trung tâm xã Xốp, huyện Đăk Glei) đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 với tổng mức đầu tư 214.321 triệu đồng; nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; Quốc hội, Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công; đồng thời ban hành nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, cũng như khắc phục tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản; theo đó, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 chỉ tập trung bố trí cho các dự án chuyển tiếp và có trong danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết 881/2010/NQ- UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển khác từ ngân sách nhà nước cho các dự án phải đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011.
Để công trình sớm được đầu tư xây dựng, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với UBND huyện Đăk Glei tham mưu UBND tỉnh tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ vốn triển khai thực hiện dự án.
2. Cử tri đề nghị UBND tỉnh sớm cấp đủ kinh phí xây dựng hoàn thành công trình đường giao thông tỉnh lộ 680B (đường huyện lộ 62 cũ)- đoạn từ Tu Mơ Rông đi Ngọc Yêu (khoảng 34 tỷ đồng).
Trả lời:
Dự án đường giao thông tỉnh lộ 680B (đường huyện lộ 62 cũ) đoạn từ Tu Mơ Rông đi Ngọc Yêu là dự án Đường từ Tu Mơ Rông đi xã Ngọc Yêu đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 với tổng mức đầu tư là 114.928 triệu đồng (bao gồm: điều chỉnh hướng tuyến một số đoạn và điều chỉnh tăng quy mô của cầu...).
Đến năm 2014, tổng kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án là 84.899,04 triệu đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 50.818 triệu đồng (đã bố trí đủ theo mức vốn Trung ương giao) và vốn lồng ghép từ các nguồn hỗ trợ có mục tiêu khác 34.081,04 triệu đồng; nhu cầu vốn còn lại của dự án khoảng 30.000 triệu đồng.
Để sớm đầu tư hoàn thành dự án, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xem xét lồng ghép bố trí từ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu được đầu tư trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, như: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008NQ-CP và nguồn Hỗ trợ đầu tư huyện mới chia tách trong kế hoạch các năm 2014 và 2015.
3. Cử tri đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ huyện Ngọc Hồi vốn để đầu tư xây dựng nâng cấp công trình đường giao thông huyện lộ 73 đoạn từ trung tâm xã Sa Loong đến đồn biên phòng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã vì trong giai đoạn hiện nay ngân sách huyện chưa đủ khả năng đầu tư.
Trả lời:
Tuyến đường giao thông huyện lộ 73 đoạn từ trung tâm xã Sa Loong đến Đồn biên phòng 701 dài khoảng 7 km do UBND huyện Ngọc Hồi quản lý và sử dụng. Do đó, UBND huyện Ngọc Hồi có trách nhiệm bảo quản, duy tu bảo dưỡng tuyến đường trên theo quy định.
Hiện nay, theo kiến nghị của cử tri huyện Ngọc Hồi được biết, hiện trạng đường huyện lộ 73 đã xuống cấp. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của người dân; trường hợp đường xuống cấp nặng, kinh phí sửa chữa, nâng cấp vượt quá khả năng ngân sách của huyện, báo cáo UBND tỉnh xem xét (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư).
4. Cử tri đề nghị sớm đầu tư xây dựng mới trụ sở UBND xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông vì hiện nay trụ sở UBND xã đã xuống cấp và thiếu phòng làm việc.
Trả lời:
Việc đầu tư trụ sở UBND xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông để tạo điều kiện làm việc cho Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành cấp xã theo kiến nghị của cử tri là rất cần thiết. Trong kế hoạch 2014, UBND tỉnh đã bố trí 2.500 triệu đồng để triển khai xây dựng công trình trụ sở UBND xã Ngọc Yêu từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư các huyện mới chia tách (Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 31/10/2013). Đề nghị UBND huyện Tu Mơ Rông đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa công trình vào sử dụng.
5. Xã Mô Ray, huyện Sa Thầy là địa bàn xa trung tâm huyện, tỉnh và các tuyến đường giao thông trên xã chủ yếu là đường đất, đi lại rất khó khăn, nên khi bán các sản phẩm nông nghiệp (mì..) thì nhân dân bị tiểu thương ép giá. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh có chính sách trợ giá hàng nông sản riêng cho nhân dân trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn cho nhân dân trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Trả lời:
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ Đề án “Tái cơ câu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2015” theo Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, theo Chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố xem xét tham mưu UBND tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, nhất là hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống như thủy lợi, nước sinh hoạt, giao thông nông thôn để đảm bảo cho việc sản xuất cũng như lưu thông mua bán nông sản trên các địa bàn có điều kiện đi lại khó khăn nhằm hạn chế tình trạng “ép giá” nông dân ở các vùng sâu, vùng xa.
Về lâu dài: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân, đồng thời xây dựng cánh đồng lớn đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 để cơ bản giải quyết ‘‘đầu ra” ổn định, hạn chế tình trạng bị “ép giá” đối với nông sản, ổn định sản xuất nông nghiệp và đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn xã Mô Ray nói riêng.
6. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tiến hành nghiên cứu về khí hậu, thổ nhưỡng của xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông để xác định, bố trí giống cây trồng có năng suất cao và xây dựng mô hình trình diễn để nhân dân học tập, áp dụng vào sản xuất.
Trả lời:
Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng mô hình trình diễn (số mô hình sẽ thực hiện trong năm 2014 là: 12 mô hình; trong đó, tính đến nay đã thực hiện được 01 mô hình trình diễn lúa tại xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông) để người dân học tập nhân rộng sản xuất đối với các loại cây trông có lợi thế và giá trị kinh tế cao như cà phê chè, rau hoa xứ lạnh và các loại cây dược liệu quý (sâm Ngọc Linh),… tại các xã vùng Đông Trường Sơn nhằm hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị theo nhiệm vụ Đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đối mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2015” của Chính phủ và Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 03/06/2013 để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2014, trên cơ sở nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ đã được giao tại Quyết định số 393/QĐ-UBND, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nhất là đối với cây trồng, vật nuôi hàng hóa có lợi thế cạnh tranh và có giá trị kinh tế cao như cà phê chè, chăn nuôi trâu bò, nuôi cá nước lạnh, rau hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm (sâm dây),... phù hợp với tiểu vùng sinh thải ở huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.
7. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát, xác định lại địa giới hành chính giữa xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông và xã Măng Bút, huyện Kon Plông để tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, đồng thời giúp người dân yên tâm sản xuất (vì theo ý kiến của cử tri xã Ngọk Yêu hiện nay cố 173 hộ dân thuộc xã Măng Bút, huyện Kon Plông đang xâm canh trên đất xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông với tổng diện tích 130,43 ha).
Trả lời:
UBND tỉnh đã có công văn số 1947/UBND-KTN ngày 06/09/2013 về giải quyết việc xâm canh, xâm cư tại xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông, trong đó đã chỉ đạo: UBND huyện Kon Plông kiểm tra, lập thủ tục thu hồi GCN QSD đất đã cấp cho các hộ gia đình, cá nhân huyện Kon Plông đang xâm canh, xâm cư trên địa bàn xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông; UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức đo đạc, lập hồ sơ địa chính cấp lại GCN QSD đất đã cấp cho các hộ gia đình, cả nhân huyện Kon Plông đang xâm canh, xâm cư trên địa bàn xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông đúng quy định; UBND huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về công tác quản lý địa giới hành chính, quản lý nhân khẩu, quản lý đất đai nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
8. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng liên quan cấp thêm thuốc chữa bệnh và tăng cường bác sĩ có chuyên môn giỏi về công tác tại địa bàn các xã: Mô Rai, huyện Sa Thây; Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trả lời:
1.1. Về kiến nghị cấp thêm thuốc chữa bệnh:
Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại Trạm Y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo Quyết định số 1884/QĐ-SYT ngày 18/10/2011 của Giám đốc Sở Y tế, Theo đó, tuyến xã được sử dụng 387 loại thuốc, trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến xã, bệnh nhân sẽ được chuyển tuyến trên.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế kiểm tra, giám sát và chỉ đạo kịp thời các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, Trạm Y tế nói riêng sử dụng thuốc chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng quy định, đảm bảo cung ứng đủ về chủng loại, số lượng và chất lượng thuốc, kịp thời phục vụ nhân dân trong điều kiện tốt nhất.
1.2. Đề nghị tăng cường bác sĩ có chuyên môn giỏi vê công tác tại địa bàn các xã Mô Rai, huyện Sa Thầy; xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông:
Hiện toàn tỉnh có 410 bác sĩ, 92/97 xã có bác sĩ công tác (chưa tính 05 xã thành lập mới, tại 11/11 xã của huyện Sa Thầy và 8/12 xã của huyện Tu Mơ Rông có bác sỹ công tác). Theo quy định, Trạm Y tế xã có nhiệm vụ tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân, trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến xã, bệnh nhân sẽ được chuyên tuyến trên. Vì vậy, ngành Y tế ưu tiên bố trí, ổn định đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao làm việc tại các bệnh viện để kịp thời nắm bắt, tiếp nhận, triển khai các kỹ thuật mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn.
9. Xã Xốp là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc; năm 2010 Đảng bộ và nhân dân xã Xốp được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu xã anh hùng LLVT nhân dân và 01 người con của xã xốp là anh hùng Đinh Môn (A Mét) đã được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT năm 2013. Vì vậy, để có thêm điều kiện để giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương nói riêng và cả nước nói chung cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, đồng thời tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm hoặc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên địa bàn xã Xốp.
Trả lời:
Sau khi tiếp nhận ý kiến của cử tri, Sở Lao động - TBXH đã làm việc với đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể xã Xốp về xây dựng Nhà bia ghi danh liệt sỹ trên địa bàn xã Xốp. UBND tỉnh sẽ xem xét sau khi các ngành chức năng hoàn tất hồ sơ theo quy định./. (TM t/h)