banner
Thứ 4, ngày 4/12/2024
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ
3-10-2017
Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, nhưng quá trình xây dựng, và ban hành pháp luật, và đưa pháp luật vào cuộc sống lại phải thông qua yếu tố chủ quan đó là con người, xã hội càng phát triển, pháp luật càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, do vậy việc xây dựng và nâng cao văn hoá pháp lý cho cán bộ công chức và nhân dân, là một trong những vấn đề lớn của đảng và nhà nước. Văn hoá pháp lý là biểu hiện sự hiểu biết, nhận thức của con người đối với pháp luật và hành động ứng xử theo các quy định của pháp luật. Trong thực tiễn sự hiểu biết nhận thức về pháp luật và ứng xử theo pháp luật của các cá nhân, cộng đồng khác nhau, do vậy văn hoá pháp lý cũng có thể được xác định ở các mức độ khác nhau, mức độ thông thường, mức độ cao, chuyên sâu. Ở mức độ thông thường, thể hiện sự nhận thức hiểu biết về pháp luật còn tổng thể khái lược, chưa sâu sắc, nó mới dừng lại ở sự thừa nhận, tiếp thu các nguyên tắc, quy định chung của pháp luật và xử sự theo sự thừa nhận tiếp thu đó, thông qua việc phản ánh trực tiếp, giản đơn về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội, do vậy nó có tính phổ quát phong phú, tạo nên mặt bằng chung của văn hoá pháp lý. Ở mức độ cao chuyên sâu, thể hiện sự nhận thức cao, mang tính hệ thống và sâu sắc về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật, và các hiện tượng pháp luật, ở mức độ này là cơ sở cho việc xây dựng ban hành pháp luật, truyền bá tư tưởng pháp lý và hoạt động áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn cuộc sống, nhất là hoạt động áp dụng pháp luật trong hệ thống cơ quan nhà nước, đảm bảo cho pháp luật phát huy tác dụng, ý nghĩa của nó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây cũng là đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân đối với đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy nhà nước hiện nay, những biểu hiện trì trệ, thái độ nhũng nhiễu, vô cảm của một bộ phận cán bộ công chức, hay hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ được pháp luật quy định, để mưu lợi ích ích kỷ của cá nhân,lợi dụng kẽ hở của pháp luật, thậm chí cố tình làm trái pháp luật, là biểu hiện chưa đạt mức độ pháp lý thông thường, nếu không muốn nói là thấp kém.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức lấy ý kiến luật trước kỳ họp thứ 3

  Văn hoá pháp lý có ở mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Văn hoá pháp lý của cá nhân, phản ánh sự hiểu biết, tâm lý tình cảm, quan điểm thái độ hành vi của mỗi cá nhân về pháp luật, nó được hình thành và phát triển do sự tác động, giáo dục của nhà trường gia đình và xã hội, và của điều kiện hoàn cảnh riêng của từng cá nhân, như điều kiện sống, điều kiện lao động sức khoẻ, trình độ học vấn, do vậy nó hết sức phong phú, biểu hiện nhiều hình, nhiều vẻ và ở mức độ cao thấp khác nhau, do vậy khi nhìn nhận, đánh giá văn hoá pháp lý cá nhân, không chỉ đơn thuần về trình độ pháp lý của họ, mà còn phải xem xét hành vi ứng xử theo pháp luật của họ. một người được giáo dục cao, thậm chí rất cao về pháp luật, nhưng vẫn có thể ở mức thấp của văn hoá pháp lý, nếu hành vi ứng xử của người đó không tuân theo các quy định của pháp luật, hoặc có tình tìm kẽ hở của pháp luật, thực hiện trái pháp luật để trục lợi cá nhân. Văn hoá pháp lý của cá nhân là cơ sở để mỗi cá nhân không chỉ đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, mà còn đưa ra phán xét đánh giá của mình về các vấn đề pháp lý của nhà nước và của xã hội, và cũng là cơ sở để hình thành Văn hoá pháp lý của cộng đồng và xã hội.

  Văn hoá pháp lý của cộng đồng, nhóm xã hội, phản ánh những tư tưởng, quan điểm tình cảm, trình độ của một cộng đồng xã hội nhất định (trên cơ sở tương đồng về điều kiện sống, sinh hoạt lao động, nhu cầu lợi ích cơ bản của cộng đồng) về các vấn đề của pháp luật, nó mang tính khái quát hơn và sâu sắc hơn về pháp luật, và hành động tuân theo pháp luật của cộng đồng mang ý nghĩa lớn hơn trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc đánh giá nhận xét về vấn đề nào đó của luật thực định, hoặc của hệ thống pháp luật. Sẽ hết sức nguy hại nếu một nhóm người vì lợi ích cục bộ mà đưa vào pháp luật những nội dung chỉ tạo thuận lợi cho nhóm mình. Hiện nay dư luận đang rất quan tâm và đặt câu hỏi liệu có lợi ích nhóm trong quản lý điều hành và nếu có thì phải kiên quyết loại trừ.

  Văn hoá pháp lý của xã hội mang tính khái quát tổng hợp của văn hoá pháp lý cá nhân và cộng đồng, giữ vai trò định hướng đối với nội dung của pháp luật và sự ổn định của trật tự xã hội, nó còn là yếu tố quan trọng biểu hiện trình độ văn minh của một quốc gia, dân tộc.

  Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy rằng sự hình thành, xây dựng và nâng cao văn hoá pháp lý là hết sức quan trọng, và đó cũng là quá trình gắn liền với quá trình phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá pháp lý là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, nó được hình thành có tính tự phát dưới dạng nhận thức tình cảm, cảm xúc của cá nhân, và nhóm cộng đồng đối với các hiện tượng pháp lý trong đời sống xã hội, như các luật tục của làng xã, xóm thôn, và khi có nhà nước thì còn là pháp luật của nhà nước, nó biểu hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu và xử sự theo sự thừa nhận điều hay lẽ phải, điều nên làm, nên tránh... và để biến nó thành  tự giác phải là một quá trình xây dựng nâng cao, bằng con đường giáo dục, tác động tư tưởng, tác động tâm lý, tác động về kinh tế.... trong đó đáng lưu ý là con đường giáo dục, giáo dục về văn hoá là nền tảng cơ sở để từ đó tiến hành giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các cơ sở giáo dục quốc dân, thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông qua hoạt động thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan, công chức nhà nước... và đó là quá trình liên tục, lâu dài có tính lặp đi lặp lại chứ không phải là hình thức, phong trào, gắn với quá trình đó là việc định hướng, tác động ứng xử theo các quy định của pháp luật, bởi chúng ta biết rằng từ nhận thức đến hành động là một quy trình liên hoàn, có tính nhân quả, nhận thức đúng thì hành động đúng, tuy nhiên không phải lúc nào, hoàn cảnh nào cũng như vậy, thực tiễn cho thấy có những nhận thức và hiểu đúng pháp luật, nhưng thực thi, xử sự lại không đúng với các quy định của pháp luật ví như nói không đi đôi với làm, làm sai không sửa hoặc sửa không đến nơi đến chốn... đây là hiện tượng chúng ta đang phê phán và chống, bởi vậy sự định hướng, tác động từ xã hội và nhà nước là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng nề nếp ứng xử và thực hiện hành vi theo pháp luật. Hiện tại chúng ta đã có Luật phổ biến giáo dục pháp luật, việc tổ chức đưa các nội dung của đạo luật này vào thực tiễn sẽ góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao văn hóa pháp lý hiện nay./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Cảnh giác với sự xuyên tạc lịch sử
Icon VỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG
Icon HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Icon NHẬN THỨC NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT TW 4 KHÓA XII VỀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
Icon MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Icon Hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến tổ chức kỳ họp thứ nhất Hội đông nhân dân
Icon Hướng dẫn Một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
Icon Kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021
Icon Đồng chí Nguyễn Văn Hùng-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại huyện Kon Plông
Icon Hội nghị trực tuyến kiểm tra, đánh giá việc lãnh đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE