banner
Thứ 4, ngày 11/12/2024
Quan điểm của Đảng ta về quyền con người
9-1-2018
Vấn đề quyền con người và quyền công dân luôn là mối quan tâm lớn của mọi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, nhằm giải phóng con người. Trong lịch sử xã hội tuỳ từng giai đoạn khác nhau, đã có các quan niệm khác nhau về quyền con người. Tựu trung lại đó là đều cho rằng: Quyền con người mang thuộc tính tự nhiên, đó là quyền tự do vốn có không ai ban phát, và có trước pháp luật, đứng trên pháp luật. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về quyền con người khác về chất, đó là luôn luôn đặt con người cũng như quyền con người trong “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” quyền tự do của con người luôn gắn với cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội, quyền tự do của con người không chỉ là quyền cá nhân mang tính bẩm sinh mà luôn gắn với sự phát triển của tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ chính trị, chế độ kinh tế, đặc trưng tâm lý và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Quyền tự do con người không đứng bên ngoài nhà nước và pháp luật, mà phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, tức là quyền con người phải được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật thì mới trở thành hiện thực. Nếu chưa được nhà nước ghi nhận bằng pháp luật thì các quyền con người chưa được xã hội thừa nhận và như thế nó cũng không có ý nghĩa hiện thực trong cuộc sống. Cũng cần lưu ý rằng quyền con người và quyền công dân là 2 vấn đề cơ bản thống nhất với nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Quyền con người và quyền công dân đều phải được luật hoá mới trở thành hiện thực, tuy nhiên quyền công dân mang tính xác định gắn liền với mỗi quốc gia, được pháp luật quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện, quyền con người rộng hơn quyền công dân, khi một người bị tước quyền công dân vẫn được hưởng các quyền con người với tư cách là một thực thể xã hội. Quyền con người được luật hoá trong luật quốc tế và các quốc gia dựa vào đó làm nguồn để quy định trong pháp luật của nước mình.

Đối với chúng ta, vấn đề quyền con người luôn là một nội dung quan trọng trong quá trình cách mạng của Đảng ta, thể hiện xuyên suốt từ cương lĩnh chính trị năm 1930, đến Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng, đó là  đường lối chính sách vì lợi ích dân tộc, vì quyền làm chủ, quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời đặt vấn đề thực hiện quyền con người trong thông lệ chung của quốc tế, nhưng không chấp nhận bất kỳ sự áp đặt nào, quan điểm của Đảng ta hết sức rõ ràng rằng “Về quyền con người trong các quan hệ quốc tế: Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế về quyền con người mà mình đã tham gia, mặt khác Việt Nam không chấp nhận sự áp đặt quan điểm nhân quyền của nước khác áp đặt cho mình, và dùng nhân quyền làm phương tiện để can thiệp vào công việc nội bộ, cũng như lấy nhân quyền làm điều kiện cho các quan hệ quốc tế khác”. Và trên thực tế nhà nước ta đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người. Đặc biệt quan điểm của Đảng ta về quyền con người được thể hiện đầy đủ, rõ nét ở trong Chỉ thị 12 năm 1992 của Bộ Chính trị đó là: Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, quyền con người là giá trị chung của nhân loại; trong xã hội phân chia giai cấp đối kháng, quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc, chỉ dưới tiền đề độc lập dân tộc và CNXH thì quyền con người mới có điều kiện đảm bảo rộng rãi đầy đủ trọn vẹn. Lợi ích cá nhân của con người là mục tiêu động lực của sự phát triển xã hội. Đảm bảo lợi ích cá nhân, đồng thời phải đảm bảo lợi ích tập thể và cả cộng đồng. Quyền cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ đi đôi với kỷ cương, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ Quốc, của nhân dân. Quyền con người luôn gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia, quyền con người luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá đất nước, do vậy không thể áp đặt sao chép máy móc các tiêu chuẩn mô thức của nước này cho nước khác. Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu thủ đoạn lợi dụng nhân quyền để chống phá ta... Đồng thời chỉ rõ việc nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định phương hướng: Đảng và nhà nước ta có cơ chế chính sách bảo vệ và đảm bảo thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới của đảng, và đảm bảo quyền con người theo phương châm thực hiện các giá trị nhân quyền phổ quát trên cơ sở chủ quyền quốc gia, dân tộc, quan điểm như vậy cũng phù hợp với tuyên bố Viên và chương trình hành động về quyền con người năm 1993 rằng: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau, trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…” quan điểm của đảng được thể chế hóa trong Hiến pháp đạo luật cơ bản của nhà nước, làm cơ sở cho các luật thực định về quyền con người. Hiến pháp năm 1992, Điều 50 quy định: ở Nước cộng hoà XHCN Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp 2013 đã thiết kế hẳn một chương với 36 điều ghi nhận và quy định về quyền con người, quyền công dân. Rõ ràng vấn đề quyền con người không chỉ thể hiện ở quan điểm, đường lối mà còn thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó trong thực tiễn thành nguyên tắc hiến định, và trong các luật thực định của Việt Nam các nhóm quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá (những nhóm quyền cơ bản trong các Công ước Liên hiệp quốc) đã được quy định cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon TÀI LIỆU ĐÍNH CHÍNH, BỔ SUNG, CHỈNH SỬA SÁCH "LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH, TẬP 1 (1930-1975)"
Icon CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VĨ ĐẠI – Ý NGHĨA – NHẬN THỨC LUẬN.
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ
Icon Cảnh giác với sự xuyên tạc lịch sử
Icon VỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG
Icon HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Icon NHẬN THỨC NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT TW 4 KHÓA XII VỀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
Icon MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Icon Hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến tổ chức kỳ họp thứ nhất Hội đông nhân dân
Icon Hướng dẫn Một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE