banner
Thứ 4, ngày 8/1/2025
TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THỜI GIAN QUA
7-10-2020
Trong điều kiện các đạo luật của Quốc hội ban hành vẫn còn những nội dung chưa được quy định một cách cụ thể chi tiết (Luật ống, luật khung), mà còn nhiều nội dung giao cho Chính phủ, các bộ ngành quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành, bởi vậy hoạt động ban hành văn bản quy định chi tiết luật (Họat động lập quy) có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho các quy định của luật được áp dụng nhanh chóng vào thực tiễn. Ngay sau khi luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành, Chính phủ, bộ, ngành đã xác định đầy đủ nội dung được giao quy định chi tiết, xác định thời gian xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết. Với tinh thần khẩn trương như vậy hoạt động ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, đã giảm được tình trạng nợ văn bản hướng dẫn chi tiết, chất lượng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn được nâng cao, đã cơ bản khắc phục được tình trạng chồng chéo thiếu đồng bộ, hay mâu thuẫn giữa các văn bản. Tuy nhiên tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Tính từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 104 văn bản (60 nghị định, 1 quyết định, 42 thông tư, 1 thông tư liên tịch) quy định chi tiết ,hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực. Đến nay Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành được 76/104 văn bản (44 nghị định, 32 thông tư), còn nợ 28 văn bản chưa ban hành (16 nghị định, 1 quyết định, 1 thông tư liên tịch, 10 thông tư). Trong số 28 văn bản còn nợ chưa ban hành có 8/28 văn bản quy định chi tiết 5 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1/7 năm 2020 trở về trước và 20 văn bản quy định chi tiết 4 luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, ngoài ra Chính phủ và các bộ còn có nhiệm vụ xây dựng và ban hành 85 văn bản để quy định chi tiết nội dung được giao tại 16 luật sẽ có hiệu lực trong năm 2021, mặc dù còn nợ ban hành văn bản nhưng so với thời điểm cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, số văn bản nợ có xu hướng giảm, giảm 25 văn bản so với cùng kỳ năm 2015 (57 văn bản). Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng nợ văn bản, trong đó đáng chú ý là, trong luật còn nhiều nội dung giao cho Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ hướng dẫn chi tiết, một số nội dung giao hướng dẫn chi tiết khó và phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, trách nhiệm của người đứng đầu của một số cơ quan đơn vị chưa cao.
TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THỜI GIAN QUA

Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm, qua kết quả giám sát của Ủy ban pháp luật trong kỳ giám sát năm 2020 cho thấy, cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều đảm bảo việc tuân thủ về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản; tuy nhiên vẫn còn một số nội dung có dấu hiệu chưa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật, ví dụ như Nghị định số 18/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, trong đó quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính… Nghị định có hiệu lực ngày 01/4/2020, có nội dung có dấu hiệu không phù hợp như khoản 1 điều 38 của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính tại các điểm a, b và d khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính còn có thêm thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 đến 12 tháng, việc quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính…

Bởi vậy Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ cần tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động ban hành văn bản quy định chi tiết, để sớm khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng văn bản, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng các văn bản này, nhằm đảm bảo cho Luật, nghị quyết, pháp lệnh phát huy tác dụng hiệu quả cao trong thực tiễn cuốc sống./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV
Icon Tham gia Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Icon VỀ VẤN ĐỀ PHỐI HỢP THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM
Icon VỀ VẤN ĐỀ HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG DỰ THẢO LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Icon VẤN ĐỀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Icon VẤN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TÂM CẦN HOÀN THIỆN TRONG DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Icon Chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon Một số kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon VỀ LỰC LƯỢNG THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE