banner
Chủ nhật, ngày 22/12/2024
Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của cử tri về bình ổn giá
7-9-2022
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ Ba - Quốc hội khóa XV của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, cử tri đề nghị Chính phủ và bộ, ngành Trung ương tiếp tục có các biện pháp bình ổn giá xăng dầu và các mặt hàng vật tư nông nghiệp, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để người dân yên tâm phát triển sản xuất, tăng thu nhập về kinh tế.
Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của cử tri về bình ổn giá
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Bộ Công Thương trả lời nội dung này như sau (Công văn số 4951/BCT-KH ngày 18/8/2022):

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế thế giới và công cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina đã khiến nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu hạn chế, chuỗi cung ứng hàng hóa bị gian đoạn, xu hướng gia tăng lạm phát tại nhiều nước trên thế giới... đã tác động khiến giá các mặt hàng xăng dầu, gas, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi.. ở thị trường trong nước tăng cao so với cùng kỳ những năm trước, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Trong thời gian qua, Bộ Công thương tập trung thực hiện các giải pháp nhằm góp phần bình ổn giá, hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân và người dân vượt qua khó khăn như sau:

Đối với mặt hàng phân bón: Bộ Công thương đã có Văn bản đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, phát huy công suất sản xuất, tiêu thụ phân bón; làm việc trực tiếp với Tập đoàn Hóa chất Việt nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá tình hình sản xuất, nắm bắt tình hình biến động giá cả trong nước và thế giới tình hình cung ứng phân bón ra thị trường, các biện pháp chỉ đạo điều hành hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm cung ứng tối đa cho thị trương nội địa...;

Trong thời gian tới, nhằm góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất, Bộ Công Thương sẽ phối hợp thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: (i)Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, nhất là chương trình bình ổn thị trường; (ii) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá tăng - giảm bất họp lý; (iii) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng xăng dầu: Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Việc điều hành giá xăng dầu được liên Bộ Công thương - Tài chính thực hiện minh bạch, công khai theo đúng quy định, công thức tính giá cơ sở, các yếu tố cấu thành giá cơ sở, việc trích và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá dăng dầu được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn có liên quan. Các thông số về Giá xăng dầu thế giới (Platt Singapor) để thực hiện tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, mức trích lập, chi, số dư Quỹ bình ổn giá, giá cơ sở mặt hàng xăng dầu được Bộ Công thương công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, gửi cho các cơ quan báo chí và doanh nghiệp biết, thực hiện theo từng kỳ điều hành giá xăng dầu.
Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, lliên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 01/8/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) biến động tăng từ 10,10% đến 47,49% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 01/8/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) chỉ tăng từ 1,14% - 43,15%.

Ngoài ra, để kịp thời, đáp ứng yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh giá xăng dầu vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, tăng cao, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, việc sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá bị hạn chế do không còn nhiều dư địa (số dư Quỹ Bình ổn giá đang ở mức thấp, số dư Quỹ Bình ổn giá tại nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang ở mức âm), Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn và tiếp tục giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 08 tháng 7 năm 2022 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Hiện số dư Quỹ Bình ổn giá đang dần được khôi phục. Thời gian tới, liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện công tác điều hành giá xăng dầu theo hướng phù hợp với diễn biến của giá thành phẩm xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước, duy trì công cụ Quỹ Bình ổn giá để có dư địa điều hành giá xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ đời sống của người dân, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.

Ngoài ra, bên cạnh công cụ Quỹ Bình ổn giá, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ (nếu cần thiết) chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh các loại thuế, phí áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu để có cơ sở bình ổn giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong trường hợp giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân./.

HT  
Tin liên quan:
Icon Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị về việc xảy ra các trận động đất
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỬ TRI KIẾN NGHỊ GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA XII
Icon Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời ý kiến cử tri tỉnh Kon Tum sau kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV
Icon NHỮNG VẤN ĐỀ CỬ TRI KIẾN NGHỊ GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 8 HĐND TỈNH
Icon Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri Kon Tum gửi đến sau kỳ họp thứ 6
Icon Bộ Tư pháp trả lời ý kiến cử tri Kon Tum gửi tới kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV
Icon Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri về vấn đề hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi vợ hoặc chồng đang hưởng lương hưu chết
Icon Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri về giảm thời gian công tác thực tế đối với đối tượng thương binh, bệnh binh sau khi xuất ngũ
Icon Bộ Quốc phòng trả lời ý kiến cử tri tỉnh Kon Tum về hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg
Icon Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE