banner
Thứ 4, ngày 30/10/2024
Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng không nhân dân
27-6-2024
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 7, sáng ngày 27/06/2024 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, sau khi biểu quyết thông qua 02 Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân.
Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng không nhân dân
ĐBQH Tô Văn Tám phát biểu thảo luận sáng ngày 27-6-2024

Tại buổi thảo luận, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám và 11 đại biểu Quốc hội cả nước đã phát biểu tham gia ý kiến xây dựng luật. Đa số đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành luật, bố cục và nhiều nội dung của dự thảo luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ban soạn thảo dự án luật cần rà soát, làm rõ và bổ sung nhiều nội dung; cả về hồ sơ dự án luật, rà soát, bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, bổ sung thông tư của Bộ Quốc phòng kèm theo; Tiếp tục rà soát hệ thống để thống nhất trong hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Bổ sung đánh giá tác động của một số chính sách cụ thể; Rà soát phạm vi điều chỉnh để không trùng lắp và tương thích với tên luật; Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân, rà soát trọng điểm phòng không nhân dân để bảo đảm bí mật phương án tác chiến nhưng đồng thời bảo đảm tính khả thi; Tổ chức lực lượng phòng không phù hợp với trình độ quản lý vùng trời và điều kiện thực tế của các lực lượng, tổ chức tại cơ sở và không để trùng lắp với các lực lượng khác về thẩm quyền huy động lực lượng phòng không nhân dân khi có các tình huống;...

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Theo đại biểu Tô Văn Tám, phòng không nhân dân là một bộ phận của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân; Phòng không nhân dân đã được hình thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp và phát triển, giành được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc, lực lượng dân quân tự vệ trong lực lượng phòng không nhân dân đã bắn rơi 153/4.181 máy bay Mỹ và đặc biệt là trong đó có 30 chiếc bị bắn rơi bởi súng trường. Hiện nay phòng không nhân dân đã, đang và sẽ phát huy sức mạnh và hiệu quả của mình trong thực tiễn. Trong chiến tranh hiện đại thì tiến công đường không và phòng, chống tiến công bằng đường không đang đặt ra vấn đề yêu cầu xây dựng phòng không nhân dân vững mạnh, đó là vấn đề vô cùng cấp thiết. Để nâng cao hiệu quả tổ chức xây dựng và quản lý hoạt động phòng không nhân dân, thể chế hóa kịp thời đường lối, quan điểm của Đảng, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong các công tác tổ chức xây dựng, quản lý về công tác này thì cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phòng không nhân dân và việc Chính phủ trình dự luật này là kịp thời.

Liên quan đến vấn đề tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân dân được quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật, đại biểu Tô Văn Tám nhận thấy, theo quy định tại khoản 4 Điều 22, nhiều nội dung, chương trình về tập huấn, bồi dưỡng phòng không nhân dân sẽ do nhiều cơ quan chỉ đạo phòng không, nhiều cấp chỉ huy phòng không thực hiện, như vậy sẽ khó tránh khỏi tính thiếu thống nhất. Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân phải được thống nhất trong toàn quốc và do một cơ quan biên soạn và ban hành. Cơ quan đó chỉ có thể là Bộ Quốc phòng.... đề nghị bổ sung vào khoản 4 Điều 22 hoặc bổ sung vào Điều 45 về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng là xây dựng, ban hành chương trình, nội dung, tài liệu tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phòng không nhân dân, trên cơ sở đó, các chủ thể tự quyết định việc tổ chức, triển khai thực hiện cho phù hợp ở cơ quan, đơn vị mình.

Về vấn đề chế áp phương tiện bay, theo đại biểu Tô Văn Tám việc chế áp phương tiện bay là một điều kiện nhưng chế áp như thế nào cần phải quy định rõ, có được bắn hạ không. Trong điều kiện hiện nay phương tiện máy bay không người lái được các nước sử dụng, thông qua xung đột hiện nay trên thế giới chúng ta thấy rằng phương tiện bay không người lái được sử dụng rất hiệu quả để tấn công đối phương. Do vậy, phương tiện bay này chúng ta đang nói chế áp hoặc thu giữ nhưng chế áp thì có được bắn hạ không cần phải quy định rõ. Do vậy cần phải quy định rõ trong luật, nếu phương tiện máy bay không người lái hay phương tiện bay siêu nhẹ mà phương hại đến an ninh quốc gia thì được phép bắn hạ;...

Hồ Nam VPĐ ĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Cần cân nhắc việc thu hẹp phạm vi công chứng
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV
Icon Cần bổ sung “người khuyết tật” vào nhóm đối tượng phải tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Tư của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Icon Quốc hội thảo luận các dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật Phòng không nhân dân
Icon Quốc hội thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Icon Quốc hội thảo luận dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Ba của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Icon Cần nhắc tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương
Icon Thảo luận dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE