banner
Thứ 3, ngày 26/11/2024
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
24-11-2017
Từ 8 giờ 00 đến 15 giờ 30 ngày 21/11/2017 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Quốc hội đã tiến hành Phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Y Nhàn đã cùng 32 lượt đại biểu Quốc hội thảo luận và 11 lượt đại biểu tranh luận. Tập trung vào những nội dung: Sự cần thiết sửa đổi Luật; phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của cơ quan báo chí, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; làm rõ nội hàm tham nhũng để xác định phạm vi điều chỉnh, phân định tài sản tham nhũng và tài sản bất minh, quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản; bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính khả thi của dự thảo Luật. Về mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật ra khu vực ngoài nhà nước nhằm phòng, chống hiệu quả tình trạng tham nhũng ở khu vực này, bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, Công ước quốc tế và thông lệ quốc tế; việc mở rộng cần có lộ trình, có thời gian để bảo đảm khả thi; phạm vi mở rộng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và đối với tổ chức xã hội có huy động tiền của người dân; cơ chế giám sát thực hiện. Về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng; thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập và Tổ xác minh; cân nhắc cần bổ sung cơ quan thuế là cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập. Về phòng ngừa tham nhũng (kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng chế độ liêm chính trong phòng, chống tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản tham nhũng, bảo đảm thu hồi đầy đủ tài sản tham nhũng)
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
ĐBQH Y Nhàn phát biểu tham gia dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội Y Nhàn đã phát biểu tham gia 3 ý kiến về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án luật sang khu vực ngoài nhà nước; quy định các hành vi tham nhũng và về áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với các tổ chức xã hội. Theo đại biểu những đặc trưng cần phải chú ý trong chủ thể tham nhũng là yếu tố quyền lực và vấn đề lợi ích. Vấn đề lợi ích không chỉ trong khu vực công, tức là khu vực nhà nước mà còn cả trong khu vực tư ngoài nhà nước. Mặt khác, chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển kinh tế tư nhân ngày càng được khuyến khích và nhà nước phải thiết lập bộ máy quản lý và trao quyền lực cho người đứng đầu. Còn những người quản lý kinh tế ngoài nhà nước lại có xu hướng lạm quyền thông qua những người này và như thế xuất hiện hiện tượng móc nối liên kết giữa khu vực công và tư. Hiện tượng đó là cơ sở tham nhũng trong khu vực tư với các hình thức hối lộ, biển thủ tài sản, gửi giá trong các hợp đồng thương mại dịch vụ v.v.... Từ những cơ sở trên, đại biểu tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật sang khu vực ngoài nhà nước như dự thảo luật. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 và đối tượng áp dụng tại Điều 2 lại chưa thể hiện được việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước, bởi nội dung của Điều 1 và 2 đều xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng và cơ quan, tổ chức, đơn vị theo giải thích tại khoản 6 Điều 4 là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tài sản nhà nước. Như vậy, yếu tố có sử dụng tài sản nhà nước như quy định đã loại trừ khu vực ngoài nhà nước ra khỏi phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, đề nghị Ban soạn thảo xem xét….

Tại các phiên thảo luận này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã báo cáo giải trình, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XIV
Icon Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020
Icon Quốc hội thảo luận về các Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017
Icon Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức Bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2016
Icon Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Icon Khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng
Icon Hoạt động trong tháng 10 và 11/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XIV
Icon Một số hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong Quý 3/2017
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE