banner
Chủ nhật, ngày 22/12/2024
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Kon Tum
5-6-2024
Từ ngày 03/6/2024 đến ngày 04/6/2024, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Hồ Văn Đà, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Phó Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về  bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Kon Tum
Quảng cảnh buổi làm việc với UBND thành phố Kon Tum. Ảnh: QV

Ngày 03/6/2024, Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế và làm việc tại Nhà máy chế biến mủ cao su Vạn Lợi, Trang trại nuôi heo gia công Ngọc Ni, Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phường Ngô Mây, các điểm mỏ khoáng sản tại xã Đăk Blà và Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Hòa Bình. Sáng ngày 04/6/2024, Đoàn giám sát làm việc với UBND thành phố Kon Tum, tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum và các phòng, ban chuyên môn có liên quan.

Kết quả giám sát cho thấy, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã phường về bảo vệ môi trường, xác định rõ địa phương nào để xảy ra ô nhiễm môi trường thì người đứng đầu chính quyền tại địa phương đó chịu trách nhiệm toàn diện; chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính đối với dự án do mình làm chủ đầu tư; người đứng đầu cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố được Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum thu gom, vận chuyển và xử lý tại Nhà máy xử lý rác tại huyện Đăk Hà, không có tình trạng chất thải rắn sinh hoạt bị ứ đọng lâu ngày; chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được các doanh nghiệp, chủ dự án hoặc chủ nguồn thải thu gom và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có chức năng phù hợp xử lý; các đơn vị đã cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật lập, xây dựng các thủ tục môi trường để cấp có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ…

Đoàn khảo sát thực tế khu xử lý nước thải củaTrang trại nuôi heo gia công Ngọc Ni. Ảnh: QV

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi, lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp... có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn còn lúng túng; chưa quan tâm thực hiện công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quản lý; chưa chỉ đạo triển khai thực hiện tốt quy định về khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; vẫn còn một số cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường, nhất là các trang trại chăn nuôi heo; nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố và các xã phường còn hạn chế về số lượng, về chuyên môn nên việc tiếp cận, xử lý các vấn đề phát sinh chưa hiệu quả…

Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của UBND thành phố trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua và đề nghị UBND thành phố chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế mà đoàn khảo sát thực tế tại một số đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn, nhất là các trang trại chăn nuôi heo; tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong công tác đăng ký môi trường theo quy định; chỉ đạo thực hiện tốt quy định về khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhất là các trang trại chăn nuôi heo; quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ huyện tới xã để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Quang Vương  
Tin liên quan:
Icon Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại huyện Đăk Hà
Icon Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đăk Hà
Icon Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại huyện Sa Thầy
Icon Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sa Thầy
Icon Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Ngọc Hồi
Icon Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
Icon Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Đăk Tô
Icon Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đăk Glei
Icon Tổ chức Hội nghị liên tịch để chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026
Icon HĐND tỉnh Kon Tum tổ chức Kỳ họp chuyên đề thông qua 23 nghị quyết chuyên đề và công tác nhân sự của UBND tỉnh
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE