Ngược lên Pắc Bó, “ Bàn đá chông chênh” vẫn còn đây, phiến đá làm giường nằm trong hang như còn hơi ấm của Người, và lời tâm sự với vị tướng tài ba của Việt Nam, khi đó còn là một thanh niên trẻ “ Chú Văn ạ, làm cách mạng là dĩ công vi thượng” vẫn còn văng vẳng đâu đây, và chị hoàn toàn bị thuyết phục với nỗi xúc động sâu xa trước nhà sàn đơn sơ giữa Thủ Đô, đô hội, giường gỗ đơn sơ, ra đi ô bán dẫn, dép lốp, áo ka ki sờn gáy... Tất cả chứng minh sinh động rằng, con Người vĩ đại ấy của dân tộc Việt Nam, đã giành tất cả cuộc đời mình cho dân tộc, mà không có chút gì cho riêng mình. Quả là mắt thấy tai nghe, “ trăm nghe không bằng một thấy”, những hiện vật sinh động thông qua thị giác, hằn sâu trong não, chuyển hoá thành những hiểu biết sâu xa của con người, đó là cách tìm hiểu, nghiên cứu, học tập hết sức có hiệu quả, nó giúp người học, tìm hiểu, nghiên cứu hiểu biết sâu sắc hơn, nhớ sâu hơn, sinh động hơn nhiều, nếu ta chỉ một chiều truyền thụ tri thức bằng thuyết trình đơn thuần. Đành rằng, thuyết trình là phương pháp được loài người sử dụng từ thời cổ đại, các nhà hùng biện của thời đại anh hùng, của nền văn minh Hy- La đã làm rung động trái tim hàng bao công chúng, và thuyết trình vẫn là một phương pháp không thể thiếu trong giáo dục của thời đại ngày nay. Tuy nhiên trong một bài giảng, một phần, một môn giảng, mà giáo viên chỉ sử dụng thuyết trình thì hiệu quả sẽ không đạt như mong muốn, bởi nó bị chi phối tác động của các yếu tố sau: Nghệ thuật diễn giảng của giảng viên, trạng thái tâm lý của người học( thường dẫn họ tới trạng thái buồn ngủ) vv... và đặc biệt là đặt người học vào vị trí thụ động, đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hạn chế tiếp thu của người học
Do vậy trong quá trình học, người học được kết hợp sử dụng các giác quan thay vì chỉ sử dụng một giác quan, như chỉ nghe thì đạt hiệu quả tốt hơn, Theo một nghiên cứu khoa học thì: “ Trực giác là kênh thu nhận thông tin mạnh nhất 85%, tiếp theo là thính giác 11%... và sau một năm họ sẽ quên đi 50% những gì họ đã học theo cách thụ động chỉ bằng cách đọc và nghe, sau 2 năm họ sẽ quên 80%... hoặc trong vòng 24 tiếng đồng hồ họ sẽ quên đi 50% những gì nghe được ở những ngày trước, sau 2 tuần họ sẽ quên đi 25% nữa..”
rõ ràng nếu chỉ sử dụng thuyết trình đơn thuần mà không kết hợp các phương pháp khác thì người học sẽ chỉ còn đọng lại dài lâu rất ít kiến thức.
Khi ta sử dụng trực quan trong giảng dạy, với những hình ảnh đồ hoạ, bảng biểu mô hình vv... sự sinh động của hình ảnh, sẽ khích thích sự chú ý tìm hiểu của người học, qua quan sát bằng mắt, những kiến thức cần chuyển tải được thể hiện qua trực quan, sẻ được dẫn chuyển về não để khắc ghi ở đó, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, người học được trả về vị trí trung tâm, chủ động, thông qua việc cùng giáo viên quan sát, phân tích, cảm nhận bằng trực quan, bởi thế kiến thức cũng sẽ được chuyển tải nhanh chóng, và sâu sắc đến với người học. Theo thời gian, những kiến thức ghi nhận được, có thể bị phủ mờ, bởi con người còn tiếp nhận nhiều vấn đề của xã hội và của cuộc sống, nhưng khi gợi lại bài học, những hình ảnh trực quan sinh động sẽ hiện về và các tri thức tiếp nhận được qua đó sẽ được tái hiện.
Lê- Nin cũng đã chỉ ra quy luật biện chứng của quá trình nhận thức rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.... Nhận thức của con người là một quá trình, hiểu biết đầu tiên là nhìn qua trực quan, sở dĩ một đứa trẻ biết được những vấn đề xung quanh chúng, bởi chúng nhìn qua các hoạt động của bố mẹ, và những người xung quanh, để từ đó tích luỹ dần tri thức của mình, những hiểu biết đầu tiên của nó được hình thành như thế. Trong suốt cuộc đời của con người, đôi mắt giúp chúng ta nhìn nhận mọi việc, những sự vật hiện tượng được quan sát chứa đựng những tri thức mà qua quan sát, con người chiêm nghiệm, đúc rút thành tư duy của mình. C.Mác quan sát sự trao đổi mua bán vật phẩm trên thị trường, từ đó tìm ra cái ẩn chứa đằng sau sự trao đổi đó, đó là giá trị của hàng hoá. Lê-Nin , Hồ Chí Minh nhìn thấy sự đói rách thống khổ của quần chúng cần lao mà nuôi chí lớn và thành huyền thoại vv...
Đổi mới nội dung giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lương giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp là nội dung không thể thiếu, đổi mới phương pháp giảng dạy học tập với nội dung trọng tâm, là đưa người học trở về vị trí trung tâm và chủ động, giáo viên áp dụng các phương pháp dảng dạy mới tích cực trong giảng dạy kết hợp với phương pháp truyền thống, trong đó sử dụng trực quan và học bằng mắt là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, người học nhớ sâu và lâu những kiến thức đã học.