Khoản 1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 7 của luật này;
b) Có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về lao động;
c) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
d) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp.
Khoản 2. Các trường hợp bãi nhiệm giám định viên tư pháp
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 7 của luật này;
b) Bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
c) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điều 6 của luật này;
Khoản 3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm giám định viên tư pháp gồm …
Quy định như vậy sẽ rõ ràng hơn và đúng với bản chất của vấn đề, và tương xứng với tính chất, mức độ của các hành vi sai phạm trong hoạt động giám định của các giám định viên tư pháp, nâng cao tính răn đe và tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động giám định tư pháp, một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý đúng đắn một quá trình tố tụng, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật./.