banner
Thứ 5, ngày 21/11/2024
BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT.
17-9-2018
Trong thời gian Quốc hội đang thảo luận dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại kỳ họp thứ 5, với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, lao động nước ngoài vv… các vấn đề đang được thảo luận rất sôi nổi và cũng còn có nhiều ý kiến còn khác nhau của các đại biểu Quốc hội, và khả năng lùi thời gian thông qua dự thảo luật này để tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tiếp theo đang được đặt ra, thì trên mạng xã hội cũng như ngoài xã hội, có những bài, những ý kiến, rằng cho thuê đất 99 năm tại các đặc khu là bán đất cho Trung Quốc, làm luật đặc khu là để cho Trung Quốc vào đầu tư, lao động Trung Quốc vào làm việc,vv…nguy hiểm hơn đã có xuyên tạc, sự kích động dẫn đến các hành động quá kích hủy hoại tài sản của nhà nước và cản trở hoạt động của người thi hành công vụ, cũng như đi lại của nhân dân. Vậy bản chất của các vấn đề trên như thế nào. Chúng ta biết rằng việc quy định thời hạn quyền sử dụng đất trong dự thảo luật, là nhằm thể hiện tính vượt trội trong chính sách đất đai tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, so với các khu kinh tế khác trong nước, tuy nhiên đây là vấn đề lớn, liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc hiến định là đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do đó sau khi thảo luận tại kỳ họp thứ 4, cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, đánh giá phân tích nhiều khía cạnh của chính sách này, dự thảo luật đã được xây dựng và trình thảo luận tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội với nội dung: Căn cứ vào quy mô tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm, trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể kéo dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Như vậy theo quy định của dự thảo thì chúng ta thấy có 2 vấn đề: Thứ nhất, thời hạn thuê đất tại đặc khu, cứng là không quá 70 năm như quy định của luật đất đai hiện hành, tuy nhiên không phải dự án nào cũng 70 năm, bởi dự thảo đã xác định rõ là căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án, từ đó Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn cụ thể phù hợp với nhu cầu thực sự của dự án. Thứ hai, dự thảo luật có quy định mở đó là trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất có thể kéo dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định, đây là điểm mở vượt trội so với Luật đất đai hiện hành, nhưng không phải là quy định cứng mà là quy định mở và mềm như là một tuyên ngôn, và chúng ta cần hiểu bản chất của nó là để thực hiện điểm mở này nếu trên thực tế có yêu cầu, thì phải trải qua một trình tự chính trị và pháp lý khác chứ không chỉ dựa trên đạo luật này. Như vậy thời hạn sử dụng đất cứng ở dự thảo luật này là phù hợp với Luật đất đai hiện hành.
BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ SẢN  XUẤT KINH DOANH TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT.

 Mặt khác chúng ta xây dựng đạo luật này là nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, và để cụ thể hóa Hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước, dự luật nhằm tạo khung pháp lý vượt trội để thu hút kêu gọi đầu tư của nước ngoài (tất cả các nước) cũng như những nhà đầu tư trong nước vào đầu tư ở đây, cũng như thu hút các chuyên gia, lao động kỹ thuật tới làm việc, chứ không phải chỉ cho Trung Quốc đầu tư, hay lao động Trung Quốc vào làm việc. Và đối với lao động nước ngoài dự thảo luật cũng đặt vấn đề là thu hút lao động kỹ thuật, chứ không phải là lao động phổ thông, và cũng giới hạn tỷ lệ số lượng tối đa lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp thuộc đặc khu theo ngành nghề, đồng thời để xác định thế nào là lao động kỹ thuật dự thảo cũng đã quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí cụ thể đối với lao động kỹ thuật là người nước ngoài, nhưng không thấp hơn tiêu chí của pháp luật hiện hành. Như vậy một số ý kiến, bài viết trên mạng xã hội, trong các ý kiến một số ngoài xã hội, thời gian qua như đã đề cập trên, là không những  không đúng với bản chất của các quy định trong dự thảo luật, mà còn là sự xuyên tạc bản chất của các quy định đó. Quốc hội đã quyết định tiếp tục thảo luận và xem xét đạo luật này vào kỳ họp sau, đúng như khả năng đặt ra khi thảo luận tại kỳ họp thứ 5, nhằm hoàn thiện tốt hơn tất cả các nội dung của luật cũng như các vấn đề mà dư luận quan tâm./.

 

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG CHÍNH SÁCH THUẾ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Icon TRỰC QUAN HOÁ TRONG GIẢNG DẠY LÀ CÁCH GIÚP NGƯỜI HỌC GIỮ LẠI KIẾN THỨC LÂU HƠN
Icon PHÁT HUY SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG XÃ HỘI ĐỂ XÂY DỰNG TỈNH NHÀ VỮNG MẠNH.
Icon Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng- một biện pháp ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức trong cán bộ đảng viên hiện nay
Icon Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo- Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Icon Giải pháp nào thu hồi nợ đọng thuế trong năm 2014?
Icon THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN, THƯ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP
Icon HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2013 VÀ VIỆC ĐƯA HIẾN PHÁP VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG Ở TỈNH TA
Icon SỰ LỰA CHỌN CỦA LỊCH SỬ
Icon Nâng cao chất lượng giám sát - nhìn từ thực tiễn hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE