Đại học phải là cơ sở giáo dục đào tạo đa lĩnh vực, trong đó có đào tạo sau đại học, đến trình độ tiến sỹ ở một số lĩnh vực có thế mạnh, có cơ cấu linh hoạt bao gồm, các trường đại học ,viện nghiên cứu thành viên hoặc các trường chuyên ngành thuộc đại học, quy định như thế là phù hợp với điều kiện nước ta, khi các trường đại học lớn đều đang là thành viên của các đại học, đạc biệt là các thành viên thuộc 2 trường đại học quốc gia, trong đại học phải có trường đào tạo cơ bản, để nghiên cứu đào tạo các kiến thức nền tảng cho các ngành khác theo xu hướng quốc tế, có khoa học và một số dơn vị trực thuộc khác đủ năng lực phát triển địa phương và vùng đất nước. Trong đó do đặc thù của nước ta, các đại học quốc gia được thành lập để thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cho đất nước, phát triển thành một trong các cơ sở hàng đầu của nước ta, nên luật đã quy định đại học quốc gia là đại học công lập, thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia về giáo dục đại học, có quy chế hoạt động riêng do Chính phủ quy định, các đại học khác thực hiện theo mô hình chung của đại học, bao gồm cả tổ hợp các trường đại học thành viên và các trường chuyên ngành.
Luật đã có quy định về các trường, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập cũng có thể trở thành đại học nếu đáp ứng các điều kiện của pháp luật, cùng với các cơ chế mới về phân bổ nguồn nhân lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình dẳng, hiệu quả, thực hiện tự chủ đại học và chuyển từ học phí sang giá đối với toàn hệ thống… quy định như vậy sẽ góp phần phát triển các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.
Trường đại học, học viện, là chế định chung, viện là một loại trường đại học, quy định như vậy để phù hợp với thực tiễn hiên nay ở nước ta, khi hầu hết các trường đại học, học viện về cơ bản có chức năng như nhau, nhiều nước trên thế giới cũng không có phân biệt rõ về nội hàm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học theo tên gọi, mà vẫn có một số cơ sở giáo dục có tên gọi riêng khác với đa số các cơ sở khác trong hệ thống, nhằm giữ thương hiệu, tôn trọng tên gọi và quá trình phát triển trong lịch sử của mỗi trường. Do đó hệ thống cơ sở giáo dục đại học trong luật đã thiết kế theo hướng gồm đại học, trường đại học để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta.
Luật cũng đã quy định việc phân loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó đã thay thế việc phân tầng theo quy định hiện hành bằng phân loại căn cứ vào định hướng, mục tiêu, kết quả đào tạo, bởi quy định về phân tầng trong luật hiện hành, chưa phù hợp với xu hướng quốc tế, và không khả thi trong thực tiễn. phân loại có thể nhiều tiêu chí, nhiều cách, nhưng luật đã phân loại theo hướng sẽ phân thành hai loại: Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu và cơ sở đại học định hướng ứng dụng, căn cứ vào định hướng mục tiêu, kết quả đào tạo, nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học, trên cơ sở đó các trường có định hướng dài hạn, để đầu tư phát triển, nhà nước xây dựng chính sách quy hoạch, đối với mỗi loại để đáp ứng yêu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của đất nước. Quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng… để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong giáo dục đại học