Để nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và hiệu quả của cán bộ đảng viên, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành quy định nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Ủy viên BCH trung ương. Tinh thần chung của quy định là tất cả cán bộ đảng viên phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm và bổn phận nêu gương trong việc chấp hành cương lĩnh nghị quyết, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của quốc gia dân tộc, và mục tiêu lý tưởng của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tâm khách quan trung thực, mẫu mực về đạo đức, lối sống, đấu tranh chống mọi biểu hiện sai trái, bảo vệ công bằng và lẽ phải, chủ động từ chức khi không còn năng lực và uy tín, nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, độc đoán chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân, chạy hoặc tiếp sức cho chạy chức chạy quyền, tham nhũng hối lộ dưới mọi hình thức, trục lợi, lãng phí tài sản công, để người thân thích lợi dụng để vụ lợi, sống xa hoa, phô trương lãng phí, sa vào tệ nạn xã hội vv…trong đó quy định yêu cầu việc nêu gương đó trước hết là các Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Ủy viên BCH trung ương, bởi Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành TƯ là hạt nhân của sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, và là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hơn ai hết các đồng chí ủy viên phải là những người tiêu biểu, và đi đầu trong việc nêu gương, và tấm gương của cán bộ đảng viên mà đặc biệt là của các đổng chí Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Ủy viên BCH trung ương có tác dụng to lớn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong cuộc sống, góp phần quan trọng trong quá trình củng cố và nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân đối với đảng và chế độ XHCN. Để xây dựng Đảng ta là “Đạo đức, là văn minh”, cán bộ cấp cao, nhất là người đứng đầu không thể không nêu gương, tự phê bình và phê bình, nêu gương trong lãnh đạo chỉ đạo, nêu gương trong đạo đức lối sống. Sinh thời Bác Hồ đã thường xuyên thực hiện việc nêu cao tinh thần nêu gương, và là tấm gương để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo, chúng ta còn nhớ, sau cách mạng tháng 8, để cứu đói cho dân Chính phủ phát động mỗi tuần nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm chỉnh chấp hành, chuyện kể rằng, Trung ương Đảng thấy Bác nhịn ăn sợ ảnh hưởng sức khỏe, nên đã tìm cách là bố trí lịch công tác để Bác đi cơ sở vào ngày nhịn ăn, bởi các đồng chí ở cơ sở sẽ chuẩn bị cơm cho Bác, xuống cơ sở Bác cũng ăn cơm nhưng hôm sau về Bác nhịn bù. Trong kháng chiến Bác với túi vải mũ lá, quần áo nâu, cơm vắt đi khắp mọi nẻo đường kháng chiến; hòa bình về Bác xuống tận công xưởng, xắn quần lội ruộng, chia sẻ gian khó, trăn trở với người công nhân với nhà máy của mình, người nông dân trên mảnh đất của mình vv…Tấm gương nêu gương của Bác đã chỉ dẫn, là động lực tinh thần to lớn, là một giá trị nhân văn trong chuẩn mực đạo đức cánh mạng. Thực tiễn đã chứng minh rằng, một cán bộ đảng viên bình thường nêu tốt thì có ảnh hưởng tốt đến quần chúng nhân dân và các cán bộ đảng viên khác, nhưng phạm vi ảnh hưởng ít và hẹp, nhưng là cán bộ đảng viên giữ chức vụ cao, cán bộ đảng viên lãnh đạo cao cấp, nêu tấm gương về phẩm chất đạo đức cách mạng, về tư duy phong cách lãnh đạo thì tác động và tầm ảnh hưởng lan tỏa tới cán bộ đảng viên và nhân dân rất lớn, và ngược lại lãnh đạo, đảng viên cao cấp suy thoái phẩm chất đạo đức lối sống, yếu kém về năng lực và tu duy, thì tác động tiêu cực đến tình cảm suy nghĩ của cán bộ đảng viên và nhân dân làm giảm uy tín của Đảng.
Với tính cách là một Đảng cách mạng chân chính, là Đảng hành động quy định 08 đã và đang được thực hiện nghiêm chỉnh, tuy nhiên cần phải có cơ chế, giải pháp cụ thể, thiết thực để phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện quy định này, bởi hơn ai hết nhân dân là người nhìn thấy rõ nhất cán bộ đảng viên, tốt xấu như thế nào, và tác động tới họ như thế nào, cán bộ đảng viên nêu gương không chỉ trước đồng chí đồng nghiệp mà trước hết là nêu gương trước quần chúng nhân dân, không có sức mạnh của nhân dân thì nêu gương không còn có ý nghĩa nữa, cổ nhân từng dạy ý rằng, đẩy thuyền, lật thuyền cũng là dân, hay khoan thư sức dân để làm kế sâu bền đó là thượng sách giữ nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy rằng: “trong bầu trời không có gì quí bằng dân”, và “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Thực hiên việc nêu gương không chỉ là bắt buộc theo quy định mà phải là quá trình tự giác của mỗi cán bộ đảng viên./.