banner
Thứ 6, ngày 27/12/2024
CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ - PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
17-4-2020
Chế độ ta ngay từ khi mới ra đời đã khẳng định các quyền tự do dân chủ của nhân dân, đồng thời đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ đó, bằng nhiều hình thức, phương diện khác nhau. Tựu trung lại có hai hình thức cơ bản đó là thực hiện các quyền tự do dân chủ bằng chế độ dân chủ đại diện và chế độ dân chủ trực tiếp. Trong quá trình củng cố, xây dựng và hoàn thiện chế độ mới, Đảng ta luôn chú trọng thực hiện chế độ dân chủ đại diện đồng thời mở rộng việc thực hiện dân chủ trực tiếp. Chế độ dân chủ đại diện, là điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân.
CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ - PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

Chế độ dân chủ đại diện, đó là việc nhân dân thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình thông qua hệ thống cơ quan dân cử, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nội dung cốt lõi của nó là nhân dân tự lựa chọn những người có đủ phẩm chất năng lực, đại diện cho mình ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và cơ quan quyền lực ở địa phương, các đại biểu ở các cơ quan này đại diện trung thành lợi ích của nhân dân bằng cách nắm bắt và phản ánh đầy đủ, chính xác các nguyện vọng của nhân dân đến các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp, và thành viên của các cơ quan đó yêu cầu xem xét giải quyết, thực hiện việc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan nhà nước, và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, và của địa phương, phù hợp với lợi ích nguyện vọng của nhân dân … Chế độ dân chủ đại diện, là hình thức thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách sắc bén nhất, có hiệu quả nhất, nó được tạo khung pháp lý thuận lợi để đảm bảo tính hiện thực của ý nghĩa đó, bằng các quy định của pháp luật về quyền tự do bầu cử, ứng cử của nhân dân và thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các cơ quan dân cử, theo đó công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử để được bầu vào các cơ quan dân cử, và việc bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng tự do, và bỏ phiếu kín, các lá phiếu đều có giá trị như nhau, không ai có quyền bỏ qua thể lệ bầu cử. Các đại biểu được dân tín nhiệm bầu vào cơ quan dân cử phải thực hiện đúng, tốt các chức năng nhiệm vụ quyền hạn của người đại diện, đồng thời sẽ bị bãi miễn nếu không còn đủ tư cách đại biểu vv… Các quy định pháp lý đó được quy định và ghi nhận trong các đạo luật của nhà nước như sắc lệnh số 63 ngày 23/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013, trên cơ sở đó các đạo luật về bầu cử và tổ chức hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của chính quyền địa phương được ban hành.

 Cùng với việc tăng cường thực hiện chế độ dân chủ đại diện, Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm mở rộng thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí. Dân chủ trực tiếp, là việc người dân trực tiếp bàn bạc, góp ý kiến xây dựng các quyết sách và công việc của nhà nước, dân biết các công việc của nhà nước và trực tiếp kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà nước, hay thể hiện ý chí của mình khi nhà nước trưng cầu ý dân. Hiệu quả của việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử của đất nước và trình độ dân trí cũng như cơ chế pháp lý cho nó vv… Trong đó đáng lưu ý là môi trường pháp lý, chúng ta đã có các khung pháp lý quan trọng như Hiến pháp, Luật trưng cầu ý dân, Quy chế dân chủ ở cơ sở vv…Dân chủ trực tiếp hoàn toàn xa lạ với dân chủ vô tổ chức kỷ luật, phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sự thật, thiếu quan điểm biện chứng, lịch sử, cụ thể, mà dân chủ trực tiếp trong hành lang pháp lý của nhà nước, pháp luật một mặt quy định các chuẩn mực đúng để phát huy dân chủ, mặt khác ngăn ngừa, trừng trị các hành vi phương hại đến dân chủ và lợi dụng dân chủ với mưu mô đen tối, chống phá nhà nước, chống phá chế độ.

 Chúng ta không chỉ nhận thức đúng đắn của việc thực hiện dân chủ trực tiếp mà còn đảm bảo tổ chức cho nó được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả trên thực tế. Quan điểm đúng đắn của Đảng dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đã và đang được thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong các đạo luật, các quy chế dân chủ và các thiết chế dân chủ./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Icon BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA ĐẢNG TA
Icon VẤN ĐỀ MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP TRONG DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐÔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Icon VỀ VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Icon VỀ VẤN ĐỀ MỨC PHẠT TIỀN TỐI ĐA TRONG CÁC LĨNH VỰC TRONG DỰ LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Icon VẤN ĐỀ BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ VIỆC BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở NƯỚC TA
Icon VẤN ĐỀ TUỔI NGHỈ HƯU TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Icon VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Icon CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỂU MỚI
Icon NHỮNG MÙA XUÂN LỊCH SỬ
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE