Về việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngừng cung cấp điện nước, ngoài quy định của luật cử lý vi phạm hành chính, nghị định 134/2013/NĐ-CP có quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngừng cung cấp điện nước, tuy nhiên chưa thấy tổng kết vấn đề này, mặt khác báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý vi phạm hành chính cho thấy, các cơ quan thực thi việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không gặp khó khăn, vướng mắc do thiếu biện pháp cưỡng chế. Việc bổ sung biện pháp này là vấn đề lớn nhưng chưa thấy đánh giá kỹ đánh giá tác động của việc bổ sung biện pháp này, việc cung cấp điện nước là giao dịch dân sự giữa nhà cung cấp và người sử dụng, người sử dụng không vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc vi phạm pháp luật trong sử dụng điện nước, thì không nên buộc nhà cung cấp ngừng cung cấp điện nước của cá nhân tổ chức, như vậy là can thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự, do vậy cần cân nhắc ký biện pháp này tôi cho rằng không nên bổ sung biện pháp này, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện nước cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng và nghiên cứu thật chu đáo mới bổ sung khi sửa đổi bổ sung toàn diện luật xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả, thích hợp với giai doạn xử lý vi phạm hành chính, cần nghiên cứu bổ sung quy định ngường cung cấp điện nước như là một biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, mà không phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời bổ sung quy định đẻ đảm bảo biện pháp ngăn chặn này, chỉ được áp dụng đối với hành vi mà điện nước là điều kiện cần, là phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, và việc áp dụng biện pháp này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của cá nhân, tổ chức.
Về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, dự thảo quy định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, là không đúng về bản chất, có phần trùng lắp với biện pháp xử phạt, việc quy định và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo nguyên tắc tương xứng và phù hợp với nghĩa vụ phải thi hành quyết định xử phạt, biện pháp cưỡng chế đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, là biện pháp có tính nghiêm khắc hơn biện pháp xử phạt, không tương xứng, phù hợp với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điều 21 và điều 28 của luật xử lý vi phạm hành chính. Mặt khác đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là biện pháp có tính nghiêm khắc cao, có ảnh hưởng lớn đến cá nhân tổ chức, nhưng chưa được đánh giá tác động cụ thể, và việc bổ sung biện pháp này cũng không xuất phát từ khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thi hành, do đó cần cân nhắc theo hướng không bổ sung biện pháp này thành biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Đối với cùng hành vi vi phạm, thì tính chất mức độ của hành vi của bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào, cũng nguy hiểm hơn hành vi vi phạm hành chính, do vậy đối với cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính phải thấp hơn mức phạt tiền tối thiểu là hình phạt đối với vi phạm pháp luật hình sự, vì vậy cần bổ sung quy định nguyên tắc mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính phải dưới mức tối thiểu của khung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với hành vi vi phạm hình sự tương ứng vào điều 23 của luật xử lý vi phạm hành chính. Quy định như vậy để làm cơ sở cho chính phủ quy định mức phạt tiền cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính, trong từng lĩnh vực đảm bảo tương xứng với tính chất mức độ của hành vi vi phạm, đam rbaor tính thống nhất, đồng bộ và công bằng của chính sách hành chính hình sự.