Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền tự do ngôn luận của công dân, khi thực hiện quyền này đang nảy sinh suy nghĩ nhận thức ở một số người rằng, rằng tự do ngôn luận là được tự do nói năng, phát ngôn, bình luận chia sẻ, phát tán thông tin mà không chịu bất cứ trách nhiệm hay ngăn cản nào, thậm chí đó là những phát ngôn xuyên tạc sự thật, thông tin sai lệch, bình luận thiên lệch, phiến diện tùy tiện... nếu ai hạn chế quyền nói năng, bình luận, phát tán thông tin của người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, vậy bản chất của vấn đề ở đây là gì, thực chất nhận thức như vậy là phiến diện và không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm. Chúng ta biết rằng trên thực tế không bao giờ có quyền tự do tuyệt đối cả, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Nếu để tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô chính phủ, tự do kiểu hoang dã, ai cũng nói năng, phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sự thật, bịa đặt, chia sẻ thông tin không kiểm chứng, bất chấp đúng sai sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây rối loạn xã hội, nhiễu loạn thông tin, có thể tạo ra khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội. Cần nhận thức rằng, tự do ngôn luận hoàn toàn khác về chất với ngôn luận tự do, thực tiễn chỉ ra rằng để đảm bảo quyền tự do ngôn luận một cách chính đáng cho công dân, cần thiết phải có những khuôn khổ pháp lý cho để vừa đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận, vừa để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc sự thật, tung tin giả, phao đồn tin nhảm, bịa đặt gây hoang mang dư luận, và hoang mang trong dân chúng, bởi tự do ngôn luận khác với ngôn luận tự do nên Liên hợp quốc cũng lưu ý trong hiến chương của mình rằng: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu giới hạn do luật pháp đặt ra, nhằm đảm bảo những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn” (điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948). Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của nước Pháp tại điều 11 cũng biểu đạt: “Tự do trao đổi suy nghĩ, và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế bất cứ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do, tuy nhiên họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp nước ta khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí… của công dân, nhưng cũng quy định “ Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25 Hiến pháp 2013).
Như vậy ta thấy rằng quyền phải đi liền với trách nhiệm, con người muốn tự do phải hiểu rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình trước pháp luật, trước xã hội, mình được làm gì, và không được làm gì, quyền tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ như vậy. Thời gian qua cả nước không chỉ đối mặt với đại dịch covid19 mà còn là bão lũ nghiêm trọng. Đảng, nhà nước và nhân dân đã và đang xử lý có hiệu quả việc phòng chống đại dịch, chống và khắc phục sự tàn phá của bão lũ, thành công của chúng ta trong phòng chống dịch bệnh và thiên tai được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thành công đó ngoài những hành động cụ thể thiết thực và kịp thời, còn là việc làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tuy nhiên vẫn có những người cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phát tán thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, bình luận không trung thực, thiếu khách quan… trên mạng xã hội, nhiều hành vi đã bị xử lý kịp thời thích đáng, nhưng những hành vi trên vẫn chưa dừng lại, vẫn còn gây nhiễu thông tin, các cấp chính quyền ngoài việc cung cấp kịp thời thông tin và tuyên truyền trong nhân dân, cần tăng cường công tác kiểm tra, sử dụng các biện pháp kỹ thuật cũng như những biện pháp hành chính, hình sự để ngăn chặn và xử lý, không để những hành vi đó tái diễn./.