banner
Thứ 4, ngày 11/12/2024
VẤN ĐỀ BẢO VỆ CÔNG LÝ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA.
14-12-2020
Công lý theo từ điển tiếng Việt được hiểu là: “Lẽ phải, công bằng, vô tư, khách quan, không thiên lệch và là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọi người”. Do vậy công lý luôn là khát vọng và mong đợi của người dân. Nhận thức rõ vấn đề, trong tiến trình lãnh đạo của mình, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ công lý cho nhân dân, và coi đó là một nội dung lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, theo đó bảo vệ công lý là trách nhiệm của Đảng và nhà nước, của mỗi cấp ủy và chính quyền, tuy nhiên nòng cốt và trọng tâm là của các cơ quan bảo vệ pháp luật, và tập trung vào ba cơ quan chính đó là cơ quan điều tra, cơ quan truy tố và cơ quan xét xử (Gọi chung là cơ quan tư pháp). Trong hệ thống cơ quan này thì tòa án là trung tâm, khoản 1 điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp” và “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước..” Như vậy hoạt động tư pháp được coi là hoạt động quan trọng nhất trong bảo vệ công lý, do vậy việc xây dựng một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh luôn là sự quan tâm và yêu cầu hàng đầu của Đảng trong bảo vệ công lý. Để đáp ứng yêu cầu đó Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nghị quyết nêu rõ, hoạt động tư pháp mà trong đó tòa án giữ vị trí trung tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm cần phải được tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng, đảm bảo hiệu quả cao. Các thủ tục hành chính và quy trình tố tụng cần phải được tiếp tục hoàn thiện để tạo cơ chế tiếp cận công lý hữu hiệu, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Nội dung của Nghị quyết 49 cho thấy, bảo vệ công lý là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn bộ các cơ quan tư pháp, trong hoạt động tư pháp, chứ không chỉ của tòa án và không chỉ trong hoạt động xét xử, bảo vệ công lý là một trong những tiêu chí để xác định mức độ thành công của việc xây dựng nền tư pháp thông qua cải cách tư pháp.
VẤN ĐỀ BẢO VỆ CÔNG LÝ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA.

Như thế để đạt mục tiêu bảo vệ công lý, có ba vấn đề cần chú trọng, đó là thứ nhất, các điều kiện để người dân tiếp cận công lý, thông qua đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan tư pháp nói riêng. Thứ hai, nâng cao phẩm chất và bản lĩnh của đội ngũ cán bộ nói chung, và đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan tư pháp nói riêng, Thứ ba, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, pháp luật đã có quy định các bên trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, trong đó coi trọng vai trò của luật sư và người bào chữa, đây là những người góp phần cùng toà án làm sáng tỏ bản chất vụ việc, và luật sư được tham gia tố tụng từ đầu vụ án. Có thể thấy rằng, quan niệm về bảo vệ công lý trong Nghị quyết 49 là khá toàn diện và đã đi sâu vào yêu cầu cốt lõi đó là thủ tục tố tụng và chủ thể thực hiện thủ tục đó, bởi xét đến cùng, công lý chỉ có thể được đảm bảo khi có các thủ tục tố tụng công bằng và những con người thực hiện thủ tục đó một cách tận tụy, khách quan, vô tư. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ chính trị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nền tư pháp nước nhà đã phát triển theo hướng trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động xét xử của tòa án được củng cố theo hướng dân chủ và nghiêm minh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề  đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết, như vấn đề tiếp cận về cải cách tư pháp, vấn đề nâng cao phẩm chất bản lĩnh và năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp nhất là đội ngũ cán bộ điều tra, truy tố, xét xử, vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng trong đó có vai trò của luật sư và người bào chữa vv… Bởi vậy cần tổng kết đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 49 để ban hành một nghị quyết mới, cho công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn mới./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VỀ VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
Icon VẤN ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH NIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT THANH NIÊN (Sửa đổi)
Icon VẬN DỤNG NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Icon VẤN ĐỀ BỔ SUNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CHO PHÒNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ THUỘC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Icon VẤN ĐỀ VỀ HÒA GIẢI VIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT HÒA GIẢI ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Icon GIÚP THƯỜNG TRỰC HĐND THỰC HIỆN PHIÊN GIẢI TRÌNH: CÁC BAN HAY VĂN PHÒNG HĐND
Icon VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG TRONG LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Icon CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HĐND NHIỆM KỲ 2021-2026: Công minh ắt sẽ chọn đúng người cho công việc
Icon Ý NGHĨA CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Icon ĐỂ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH 08 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE