banner
Thứ 4, ngày 4/12/2024
NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ TÀI SẢN CÔNG CỦA CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA
14-1-2021
Theo từ điển thì tài sản công được hiểu, bao gồm đất đai, công trình, cơ sở hạ tầng .. thuộc sở hữu nhà nước, là một loại tài sản bao hàm tất cả những gì đáp ứng nhu cầu, mang giá trị kinh tế xã hội nhất định thuộc sở hữu nhà nước, và nhà nước có quyền trực tiếp đối với nó. Tài sản công được phân chia theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với luật pháp và hệ thống hành chính của mỗi quốc gia, tuy nhiên chung nhất đó là chủ sở hữu lớn nhất đối với nó là Chính phủ. Đa số các quốc gia đều quan niệm tài sản công là những tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước, hoặc do nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng vì mục đích quốc gia.
NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ TÀI SẢN CÔNG CỦA CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA

Tài sản công có ba đặc điểm chính đó là: Tài sản công thường có giá trị lớn; tài sản công phong phú về chủng loại và tài sản công có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta tài sản công được biểu đạt rõ trong Hiến pháp năm 2013 rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đặc trưng của tài sản công ở nước ta là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại nằm trên một địa phương nhất định, do vậy Chính phủ đã phân cấp cho các địa phương quản lý sử dụng trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy tài sản công ở nước ta được quản lý và sử dụng bởi Chính phủ, các cơ quan trung ương, và chính quyền địa phương, với sự phân cấp như vậy chúng ta đã có những quy định pháp lý cần thiết về xác định thẩm quyền về quản lý tài sản, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản, thiết lập định mức, quy trình quản lý, sử dụng tài sản rõ ràng minh bạch, quy định về các mục tiêu quản lý sử dụng tài sản của chính quyền địa phương, xác lập các nguyên tắc chung về quản lý sử dụng tài sản của chính quyền địa phương, làm cơ sở để chính quyền địa phương ra quyết định trong những trường hợp pháp luật không có quy định cụ thể. Đồng thời pháp luật cũng quy định rõ chế độ trách nhiệm trong quản lý sử dụng tài sản công, đó là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm dân sự và cao nhất là trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hành chính phát sinh từ yêu cầu tuân thủ các quy định về nhiệm vụ thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản, như các quy định về quy trình, định mức áp dụng đối với tài sản, yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu của việc quản lý sử dụng tài sản. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm đối với các đối tác khi ký kết, thực thi các hợp đồng phát sinh từ quá trình quản lý sử dụng tài sản, và trách nhiệm ngoài hợp đồng đối với những thiệt hại gây ra trong quá trình thực thi việc quản lý, sử dụng tài sản. Trách nhiệm chính trị là việc phải giải trình trước nhân dân địa phương trong việc đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản công tại địa phương đúng mục đích, hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân. Không có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cơ quan hành chính nhà nước, nhưng trách nhiệm hình sự trong quá trình quản lý sử dụng tài sản công, là cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với cá nhân giữ trọng trách trong quản lý, sử dụng tài sản công để thất thoát lãng phí tài sản công đến mức phải xử lý hình sự.

Pháp luật cũng có các quy định về giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài sản công, đó là giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, ngoài ra cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân địa phương, đây cũng là kênh quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công ở địa phương./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VẤN ĐỀ BẢO VỆ CÔNG LÝ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA.
Icon VỀ VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
Icon VẤN ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH NIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT THANH NIÊN (Sửa đổi)
Icon VẬN DỤNG NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Icon VẤN ĐỀ BỔ SUNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CHO PHÒNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ THUỘC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Icon VẤN ĐỀ VỀ HÒA GIẢI VIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT HÒA GIẢI ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Icon GIÚP THƯỜNG TRỰC HĐND THỰC HIỆN PHIÊN GIẢI TRÌNH: CÁC BAN HAY VĂN PHÒNG HĐND
Icon VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG TRONG LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Icon CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HĐND NHIỆM KỲ 2021-2026: Công minh ắt sẽ chọn đúng người cho công việc
Icon Ý NGHĨA CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE