banner
Thứ 4, ngày 4/12/2024
Một số vấn đề về tình hình tội phạm hiện nay
25-1-2021
Báo cáo thường niên của Chính phủ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy tỷ lệ phá án hình sự đạt cao hơn 85%/năm, tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biễn phức tạp, tổng số vụ vi phạm hình sự vẫn ở mức cao, năm 2019 số vụ tội phạm về trật tự xã hội là 49.766 vụ, tội phạm về trật tự quản lý kinh tế là 14.356 vụ, tội phạm về môi trường là 25.346 vụ, tội phạm về ma túy 22.814 vụ … Tháng 12/2020 tội phạm về trật tự xã hội là 4.074 vụ, tội phạm trật tự quản lý kinh tế là 396 vụ, tội phạm về môi trường là 41 vụ, tội phạm về ma túy là 1.052 vụ v.v… Tính phức tạp của tội phạm thể hiện ở chỗ, tổng số vụ vi phạm có xu hướng giảm nhưng một số loại tội phạm lại tăng, như tội phạm giết người, tội cố ý gây thương tích, tội xâm hại trẻ em tính từ 01/01/2015 đến 30/6/2019 đã phát hiện, xử lý 8.422 vụ xâm hại trẻ em, trong đó đáng lưu ý là xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao đến 73,85%, có địa phương tỷ lệ này là 90%… Hành vi thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Một số vấn đề về tình hình tội phạm hiện nay

Khi nghiên cứu báo cáo thường niên của Chính phủ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy một số vấn đề đáng lưu ý sau: Thứ nhất, các loại tội phạm nguy hiểm, sử dụng bạo lực, hình thành các băng nhóm hoạt động có tổ chức, tính chất mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng có xu hướng gia tăng, có sự móc nối với một số cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất đạo đức. Thứ hai, Tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, băng nhóm người nước ngoài hoặc là người việt cấu kết với các đối tượng người nước ngoài để lừa đảo, buôn bán ma túy, buôn bán người, tổ chức phản động, thù địch, khủng bố. Thứ ba, Hành vi phạm tội ngày càng manh động, tội phạm trong các vụ giết người do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ khá cao, có lúc lên đến khoảng 90%. Có nhiều vụ nguyên nhân rất đơn giản là chỉ vì mâu thuẫn, cãi vã, chửi nhau dẫn đến tội phạm, đau lòng hơn là có những vụ người thân trong gia đình giết nhau. Thứ tư, Tội phạm xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội, và đáng lưu ý là trong lứa tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.

 Có nhiều nguyên nhân của vấn đề trên, ở đây chúng tôi thử nêu nhìn nhận dưới góc độ xã hội của vấn đề. Chúng ta khuyến kích làm giàu chính đáng, và những người làm giàu chính đáng, họ luôn trân trọng thành quả của mình và sử dụng thành quả đó một cách có ý nghĩa, bên cạnh đó vẫn có những người làm giàu bất chính, đề cao sự hưởng thụ xa hoa, thực dụng, coi thường các giá trị, không có chỗ để cảm nhận cái đẹp, cái giá trị của cuộc sống, nên coi thường pháp luật. Mặt khác một bộ phận người dân trong đó có một số người trẻ tuổi, có nhận thức lệch lạc trong nhận thứ Chân giá trị, sùng bái vật chất, lối sống hưởng thụ, coi thường kỷ cương phép nước. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, cũng tác động tới cảm nhận, cũng như bức xúc trong cuộc sống, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư, mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong công cuộc giảm nghèo, nhưng sự chênh lệch vẫn có xu hướng gia tăng, trong khi mạng lưới an sinh xã hội chưa được hoàn chỉnh như mong muốn, là một thách thức lớn đối với ổn định xã hội và mang đến những nhân tố gây mất ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng có xu hướng gia tăng, nhất là bởi tác động của dịch COVID 19, theo một số liệu cho thấy có khoảng 2/3 lao động ở nông thôn không đủ việc làm, các thành phố, các khu công nghiệp không đủ khả năng tiếp nhận hết lực lượng lao động này, tình trạng thiếu việc làm không chỉ diễn ra ở nông thôn mà còn cả ở thành thị, cũng tạo nên những nhân tố gây mất ổn đỊnh, gây nên tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

 Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương, giải pháp đúng đắn và quyết liệt, thiết nghĩ cần chú ý một số vấn đề sau: Ngoài việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, giáo dục chính trị tư tưởng, xử lý thích đáng các hành vi phạm tội, thì yếu tố quan trọng là tăng cường năng lực và sức mạnh của hệ thống chính trị, thực tiễn cho thấy công tác phòng chống tội phạm chỉ đạt hiệu quả cao khi phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng công an nhân dân là nòng cốt; Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn, liên tục đấu tranh, giáo dục thuyết phục và trấn áp; Thay đổi hành vi của mỗi con người và giải quyết các yếu tố góp phần gây ra các hành vi phạm tội, bao gồm những bất bình đẳng về kinh tế xã hội, những chuẩn mực xã hội và văn hóa đã lạc hậu, và những tác động tiêu cực của mạng xã hội, đang dung dưỡng cho những hành vi lệch chuẩn; Tăng cường các biện pháp quản lý khu dân cư. Các biện pháp này rất có ý nghĩa là sẽ tạo điều kiện, chủ động phát hiện ngăn chặn nguy cơ phạm tội và ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm cũng như yêu cầu xử lý tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG
Icon Vài nét về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Icon VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Icon TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VĂN KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG
Icon VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030.
Icon NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH
Icon CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ - PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
Icon ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Icon BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA ĐẢNG TA
Icon VẤN ĐỀ MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP TRONG DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐÔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE