banner
Thứ 6, ngày 3/1/2025
Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
4-2-2021
Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, trong Việt Nam yêu cầu ca viết đầu năm 1919 gửi tới Hội nghị quốc tế vì hòa bình họp ở vecxay Người đã đặt yêu cầu “Bảy xin hiến pháp ban hành; trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Bởi vậy ngay sau khi giành được chính quyền bằng cuộc Cách mạng tháng 8 vĩ đại, thì một trong những nhiệm vụ đầu tên của Chính phủ mới do Người đứng đầu là tiến hành xây dựng và ban hành bản hiến pháp nhằm đặt nền móng pháp lý cho chế độ mới, và bản hiến pháp đó là cơ sở nền tảng cho quá trình lập hiến, lập pháp của chế độ ta. Nó được kế thừa và phát triển ở Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 hiện nay.
Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể được hiểu ở các nội dung sau: Thứ nhất, tính chất dân chủ nhân dân, ngày 03/9/1945 tại phiên họp của Chính phủ, khi đặt vấn đề xây dựng và ban hành hiến pháp (Một trong sáu nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ sau cách mạng tháng 8 1945) Người nói “trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ, chúng ta phải có một bản hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, tất cả trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo đảng phái, nòi giống..”. Tư tưởng dân chủ đó được thể hiện trong nội dung bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, và được tiếp tục quán triệt, trong Hiến pháp 1959, trên cương vị là Trưởng ban dự thảo sửa đổi hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt yêu cầu xây dựng một hiến pháp dân chủ: Nó sẽ là bản hiến pháp của một nước dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, Nó phải là một bản hiến pháp đảm bảo được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, và Người khẳng định “Hiến pháp mới là một hiến pháp thực sự dân chủ”, tư tưởng này được kế thừa và phát triển trong các bản hiến pháp tiếp theo và hiến pháp hiện nay “Sứ mệnh lịch sử của nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” ( Điều 2 Hiến pháp 1980); “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” (Điều 3 Hiến pháp 1992); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3 Hiến pháp 2013). Thứ hai, phục vụ đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam nay là Đảng cộng sản Việt Nam tức là hiến pháp phải thể hiện rõ đường lối chính trị của cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đây là tư tưởng thống nhất và xuyên suốt từ bản hiến pháp đầu tiên cho đến bản hiến pháp hiện hành, tại bản Hiến pháp 1946, xác định rõ đường lối cách mạng lúc này là kháng chiến, kiến quốc, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sự lãnh đạo của đảng đối với cách mạng chưa được đề cập trong các nội dung của hiến pháp, nhưng được lồng vào trong quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” (Điều 50 Hiến pháp 1946). Sau hiệp định giơnevơ nước ta tạm chia làm 2 miền và sau 2 năm thì tổng tuyển cử, thống nhất Tổ quốc, nhưng thế lực phản động đế quốc đã chia cắt lâu dài nước ta, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, Hiến pháp 1959 đã thể chế hóa đường lối cách mạng giai đoạn này là xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh giải phòng miền nam thống nhất đất nước, và sự lãnh đạo của Đảng đã được ghi nhận tại lời nói đầu. Sau năm 1975 khi nước nhà thống nhất, cả nước đi lên CNXH nhiệm vụ cách mạng Việt Nam đã thay đổi, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa nhiệm vụ cách mạng là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc XHCN, và vai trò lãnh đạo của đảng được khẳng định tại Điều 4 “Đảng cộng sản Việt Nam…. là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Thứ ba, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Người khẳng định “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của hiến pháp, đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai, điều đó quyết định toàn bộ nội dung của hiến pháp”, Hiến pháp phải phản ánh và bảo vệ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp 1946 đã thể hiện nguyên tắc này. Điều thứ nhất khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” nguyên tắc này được tiếp tục khẳng định trong các bản hiến pháp nước ta “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân’ (Điều 4 Hiến pháp 1959) và “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2 Hiến pháp 1992 ) và đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt của hiến pháp hiện hành. Thứ tư, kế thừa và phát triển phù hợp với các giá trị phổ quát của dân tộc và nhân loại cũng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người về hiến pháp, Hiến pháp 1946 được xây dựng trong thời gian ngắn, có nội dung ngắn gọn nhưng đã thấm đẫm tinh thần “cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại”, lãnh đạo xây dựng Hiến pháp 1959 Người nêu rõ “Bản hiến pháp của chúng ta sẽ thảo luận ra phải là bản hiến pháp phát huy tinh thần tiến bộ của Hiến pháp 1946” và điều đặc biệt Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu “Phải tham khảo hiến pháp của các nước bạn và của một số nước tư bản có tính chất điển hình”, tư tưởng này của Người được tiếp tục thấm nhuần trong các bản hiến pháp nước ta và hiến pháp hiện hành./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon Một số vấn đề về tình hình tội phạm hiện nay
Icon VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG
Icon Vài nét về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Icon VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Icon TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VĂN KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG
Icon VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030.
Icon NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH
Icon CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ - PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
Icon ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Icon BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA ĐẢNG TA
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE