banner
Chủ nhật, ngày 22/12/2024
SỰ PHÙ HỢP VỀ QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ GIỮA PHÁP LUẬT NƯỚC TA VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
18-3-2021
Quyền được xét xử công bằng trong lĩnh vực hình sự là một trong những quyền của con người, đã được luật pháp quốc tế thừa nhận. Điều 10 Tuyên ngôn nhân quyền và Nhân quyền thế giới năm 1948 quy định: “Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như bất cứ buộc tội nào đối với họ”. Khoản 1 điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự”. Điều 6 Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 có quy định: “Mọi người có quyền được xét xử bởi một cơ quan xét xử độc lập, khách quan, được thành lập theo pháp luật”, qua các quy định trên cho thấy, người bị buộc tội có quyền được xét xử công bằng, kịp thời, khách quan và được thực hiện bởi một tòa án độc lập được thành lập theo luật. Quá trình xét xử của một phiên tòa mà không thỏa mãn tiêu chí độc lập, khách quan thì sẽ không có thể là một phiên xét xử công bằng và nghiêm minh được. Việc một người bị buộc tội có quyền có tòa án xét xử độc lập, có nghĩa là tòa án không có sự lệ thuộc hay áp lực của bất cứ cơ quan nào trong bộ máy nhà nước, sự độc lập này không chỉ của cơ quan tòa án mà còn là của người điều hành phiên xét xử đó. Mặt khác việc xét xử còn phải khách quan, tức là không thuộc về bên nào, không định kiến, thiên vị, mà phải hoàn toàn dựa vào sự thật khách quan của vụ án. Là một thành viên của Công ước quốc tế, pháp luật nước ta đã có các quy định nhằm đảm bảo quyền được xét xử công bằng, công khai và khách quan của người bị buộc tội (bị can ,bị cáo) trong hiến pháp và các luật thực định.
SỰ PHÙ HỢP VỀ QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ GIỮA PHÁP LUẬT NƯỚC TA VỚI  LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

Hiến pháp nước ta quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, tòa án nhân dân gồm tòa án tối cao và các tòa án khác do luật định, tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…” ( Điều 102) trên cơ sở đó một đạo luật về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân được ban hành, làm căn cứ cho việc tổ chức các cơ quan tòa án nhân dân, cũng như đội ngũ thẩm phán để thực hiện việc xét xử, và điều 103 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm”, đây cũng là một nguyên tắc được cụ thể hóa trong Luật tổ chức toà án nhân dân: “Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm, mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (điều 9 Luật tổ chức tòa án nhân dân), nguyên tắc này tiếp tục được tái khẳng định tại điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự, và tại bộ luật này nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được ghi nhận rằng “Người buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” (Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự). Như vậy ở nước ta quyền của bị can, bị cáo được xét xử công bằng bởi tòa án, được thành lập theo quy định của hiến pháp, và luật thực định, và tòa án xét xử độc lập, khách quan, mà không một cơ quan, tổ chức cá nhân nào được can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án, nếu có một hành động như vậy thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, mà cao nhất là trách nhiệm hình sự, tòa án được quyền xét xử độc lập nhưng không được tùy tiện, thiên vị, mà phải khách quan và tuân theo quy định của luật hình sự, tố tụng hình sự, luật dân sự, tố tụng dân sự khi giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự, đồng thời quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng là: Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Những quy định trên cho thấy các quy định của pháp luật nước ta hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VẤN ĐỀ PHÂN QUYỀN VÀ ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP.
Icon NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ TÀI SẢN CÔNG CỦA CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA
Icon VẤN ĐỀ BẢO VỆ CÔNG LÝ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA.
Icon VỀ VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
Icon VẤN ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH NIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT THANH NIÊN (Sửa đổi)
Icon VẬN DỤNG NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Icon VẤN ĐỀ BỔ SUNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CHO PHÒNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ THUỘC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Icon VẤN ĐỀ VỀ HÒA GIẢI VIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT HÒA GIẢI ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Icon GIÚP THƯỜNG TRỰC HĐND THỰC HIỆN PHIÊN GIẢI TRÌNH: CÁC BAN HAY VĂN PHÒNG HĐND
Icon VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG TRONG LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE